Ngành vật liệu xây dựng 'loay hoay' tìm hướng đi

26/03/2013 01:05:00 Lượt xem: 14
Ông Nguyễn Quang Cung, Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết trong gần 3 tháng đầu năm 2013 ước tính sản lượng vật liệu xây dựng (VLXD) đạt mức tiêu thu thấp hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Theo con số mà ông Cung đưa ra tạo buổi họp báo triển lãm Vietbuild 2013, ước tính sản lượng xi măng 3 tháng đầu năm chỉ đạt 19,54% (19,54 triệu tấn), sản lượng kính xây dựng chỉ bằng 60% cùng kỳ năm ngoái, các ngành khác như gạch ốp lát, gạch nhẹ cũng đều giảm và chỉ đạt khoảng 75%.... Tuy nhiên, theo ông, các chỉ số này chưa đánh giá được đúng bản chất thị trường.


Từ năm ngoái các chính sách tháo gỡ khó khăn, các cuộc hội thảo nhằm tìm ra các giải pháp giải cứu thị trường BĐS đã được đưa ra nhưng tình hình vẫn chưa thực sự khởi sắc hơn. Thị trường BĐS vẫn đóng băng, kinh tế còn khó khăn làm cho các nhà sản xuất VLXD lớn nhỏ đều chịu chung số phận “ế hàng”.


Ông Kiều Văn Mát – TGĐ Cty Sông đà Cao cường chia sẻ, Cty là 1 trong 4 đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu sản xuất sản phẩm gạch nhẹ không nung từ tro bay, nhà máy được đầu tư lớn với sự kiểm tra của 150 chuyên gia và được đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên khi sản phẩm chính thức được đưa ra thị trường thì lại gặp khó khăn, hàng không thể bán cho ai. Cầu cứu Bộ cũng không có giải pháp hỗ trợ trong khi hàng tồn kho nhiều.


Cùng chung cảnh ngộ như nhiều công ty VLXD khác, ông Nguyễn Xuân Sơn, GĐ Cty CP Vinaconex 7 cho biết, hiện nay các sản phẩm gạch không nung của cty chủ yếu phục vụ cho các công trình của cty, của Tcty chứ chưa thể đưa ra thị trường. Ngoài nguyên nhân thị trường xây dựng, BĐS khó khăn, còn do tâm lý của người dân chưa thực sự đón nhận sản phẩm mới này. Mặc dù các sản phẩm này từ khâu thiết kế đến thi công nếu sử dụng gạch nhẹ chưng áp sẽ tiết kiệm được hơn nhiều so với các vật liệu truyền thống.


Các doanh nghiệp đang loay hoay nhưng đã có những doanh nghiệp đã tự tìm cho mình lối đi bằng cách xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Bản thân Xi măng Cẩm Phả của Vinaconex xuất khẩu đến 80% sản lượng ra nước ngoài, còn xi măng Thăng Long của Geleximco lại cũng không dưới 80%, tập đoàn Prime chiếm 1/3 sản lượng VLXD cả nước cũng phải xuất khẩu đến 70%. Việc xuất khẩu ồ ạt thời gian qua đã có nhiều cơ quan kiến nghị Chính phủ cấm xuất khẩu nhưng ông Cung cho rằng hàng hóa có xuất có nhập nên không thể cấm.


Khó khăn hơn có những doanh nghiệp đã phải bán cổ phần, bán cty cho nước ngoài chỉ vì không đủ tiềm lực tài chính đợi đến ngày hái quả.


Ngành VLXD đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự trầm lắng của thị trường xây dựng và thị trường BĐS. Vì thế, các doanh nghiệp cần nâng cao tính tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm và thâm nhập thị trường nước ngoài, tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành VLXD ở nước ngoài, đầu tư hơn nữa cho việc quảng bá thương hiệu sản phẩm Việt Nam, tích cực liên hệ với các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để được tư vấn, giới thiệu các cơ hội hợp tác kinh doanh.

- Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Bài viết được trích dẫn nguyên văn từ nguồn tham khảo (nếu có). Vui lòng Liên hệ với chúng tôi để báo cáo sai sót.

ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ - BẤT ĐỘNG SẢN - MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Copyright © 2013 nhaban.vn | Email: info@nhaban.vn | ĐT: (028)71068910
Số đăng ký nhãn hiệu: 236786, 248513

Công ty cổ phần tập đoàn MGROUP

Tầng 19 khu A, Indochina Park Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Mai Nam Chương