Vốn còn trên giấy, thị trường chưa mở

07/04/2013 22:08:00 Lượt xem: 8

Lãi suất nói là hạ và ưu đãi nhưng việc tiếp cận vẫn rất khó khăn, trong khi đó nhu cầu thị trường vẫn tiếp tục suy giảm khiến cho DN vẫn chưa nhìn thấy lôi ra.

Ưu đãi chưa đến DN

Mỗi lần lãi suất huy động được kéo giảm, nhiều người dân và doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đều hi vọng tiếp cận vốn vay ở mức lãi suất dễ thở hơn. Tuy vậy ở mỗi lần giảm lãi suất huy động thì nhiều ngân hàng vẫn "dựa lưng" vào độ trễ của chính sách khiến người có nhu cầu về vốn thật sự chưa thoải mái vì việc hạ lãi suất cho vay chỉ là hình thức.

Nhiều ngân hàng đưa ra giải thích về việc lãi suất cho vay chưa thể giảm ngay vì vẫn vướng vào độ trễ của chính sách. Mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng họ vẫn phải trả lãi cho những khoản đã huy động trước đó với lãi suất cũ. Hơn nữa, ngân hàng phải trả lãi suất huy động cao hơn "trần" đối với các khoản tiền gửi trên 12 tháng. Vì thế, các ngân hàng cần thời gian điều chỉnh trước khi hạ lãi suất cho vay.

Trong 2 năm qua NHNN liên tục điều chỉnh giảm mức trần lãi suất với hi vọng lãi suất cho vay sẽ được doanh nghiệp tiếp cận ở mức tương ứng. Cụ thể lần hạ trần huy động lần này đã là lần giảm thứ 7 trong vòng 20 tháng qua. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp hiện vẫn phải vay vốn ngân hàng với lãi suất trung bình khoảng 12-15%/năm và chỉ một số các dự án được ngân hàng đánh giá tốt mới có thể vay với lãi suất 12-13%/năm. Một số ngân hàng đã tung ra các gói cho vay ưu đãi để thu hút khách hàng với lãi suất từ 10-12%/năm nhưng đi kèm với khá nhiều điều kiện nên không phải doanh nghiệp, cá nhân nào cũng có thể tiếp cận.

Trong khi người đi gửi tiết kiệm vẫn thiệt thòi với mức lãi suất thấp thì người đi vay vẫn chưa thể vui với độ trễ của việc hạ lãi suất vay. Ngoài ra những điều kiện cho vay mà ngân hàng đặt ra không dễ để các doanh nghiệp và cá nhân đi vay có thể đáp ứng.

Theo Hoàng Đình Thái, Giám đốc công ty may Hoàng Tiến cho biết, Ngân hàng nói giảm lãi suất huy động thì sẽ tạo điều kiện giảm được lãi suất cho vay, giảm khó khăn cho DN nhưng đằng sau chuyện giảm lãi suất còn rất nhiều điều kiện đi kèm. Không phải DN muốn là vay được ngay... Như vậy phần lớn những người có nhu cầu vay vốn, những người tưởng chừng được lợi khi lãi suất huy động giảm lại chỉ có thể nhìn thấy "cơ hội" đi vay với giá thấp trên giấy.

Thị trường chưa mở

Hiện nay lãi suất huy động đã có trần là 7,5% nhưng với lượng hàng tồn kho tăng cao trải đều trong tất cả các lĩnh vực thì vay vốn nhiều nhưng tắc ở thị trường thì doanh nghiệp lại càng lo sợ.

Hầu như ngành sản xuất nào cũng có một đồ thị hàng tồn kho tăng đều từng năm. Cụ thể sản xuất xe có động cơ tăng 142,5%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 28,6%; may trang phục tăng 27%; sản xuất giày, dép tăng 31,9%; sản xuất hàng may sẵn tăng 25,2%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 24,6%... Hàng tồn kho chưa thể giải phóng nên doanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư cho sản xuất vì thế tăng trưởng tín dụng ngân hàng cũng trầm lắng theo. Hiện nay, điều doanh nghiệp cần chính là cơ hội kinh doanh hơn là lãi suất cao hay thấp.

Ông Hoàng Minh Phước, giám đốc công ty TNHH sản xuất giày Phước Gia cho biết, các khoản vay cũ vẫn đang đè nặng lên vai vì mức lãi suất cũ trong hợp đồng chưa thể giảm theo. Nếu mức lãi suất thấp như thông báo công ty sẽ làm hồ sơ tìm cơ hội tiếp cận vốn. Tuy nhiên cũng chỉ dám vay khi đã ký được hợp đồng và vay số vốn vừa đủ để duy trì hoạt độn. Bởi lẽ hiện tại tình hình thị trường thực sự chưa mấy sáng sủa, lãi suất hạ là một chuyện, thị trường có hấp thu sản phẩm hay không mới quan trọng. Nếu không, sản xuất ra rồi chất đống trong kho thì cũng càng khó khăn hơn.

Trong 2 năm qua NHNN liên tục điều chỉnh giảm mức trần lãi suất với hi vọng lãi suất cho vay sẽ được doanh nghiệp tiếp cận ở mức tương ứng. Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cho rằng:"Thực ra mà nói, tín dụng bây giờ lãi suất đã giảm đi nhiều so với trước đây. Tuy nhiên những đối tượng doanh nghiệp ít rủi ro lại quá mạnh và được rất nhiều ngân hàng ưu ái, họ cũng không dùng hết tiền có thể vay được.

Nhưng những doanh nghiệp gặp rủi ro họ muốn vay để cố gắng vượt ra thì rất khó, tức là người khó thì vẫn khó người dễ thì càng dễ. Chính vì vậy bề mặt tiền tệ trên thị trường vẫn còn những khó khăn nhất định."

Bài viết được trích dẫn nguyên văn từ nguồn tham khảo (nếu có). Vui lòng Liên hệ với chúng tôi để báo cáo sai sót.

ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ - BẤT ĐỘNG SẢN - MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Copyright © 2013 nhaban.vn | Email: info@nhaban.vn | ĐT: (028)71068910
Số đăng ký nhãn hiệu: 236786, 248513

Công ty cổ phần tập đoàn MGROUP

Tầng 19 khu A, Indochina Park Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Mai Nam Chương