Theo khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013, bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành. Theo đó, bảng giá đất tại Long An được UBND Long An ban hành ngày 31/12/2019 theo quyết định số 74/2019/QĐ-UBND được áp dụng từ 2020 - 2024.
Tải bảng giá đất tại Long An tại đây
Long An dẫn đầu cơn sốt bất động sản khu Tây
Là một nút thắt quan trọng trong đường liên kết vùng nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây, nhưng Long An được đánh giá vẫn là một thị trường trầm lắng so với tiềm năng to lớn mà tỉnh thành này sở hữu.
Long An - mảnh đất vàng đầy triển vọng
Là tỉnh duy nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long nối liền cửa ngõ TP Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam với nhịp độ phát triển vô cùng năng động, Long An đang sở hữu những tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế một cách toàn diện, hứa hẹn sẽ trở thành một “bảo chứng vàng” khi tháo bỏ những hạn chế đang kìm hãm sự vươn lên của tỉnh thành nhiều “dư địa”.
Sở hữu một vị trí đắc địa ngay cửa ngõ nối miền Tây với vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và có cảng biển ra cửa sông Soài Rạp, cách Biển Đông 15 km, phía Tây có các cửa khẩu sang Campuchia, đồng thời tiếp giáp với nhiều tỉnh thành như Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang; Long An được xem là một “điểm tụ” đầy tiềm năng, đón luồng giao thoa, hội tụ và dễ dàng tiếp cận các dòng đầu tư vào các thị trường trong khu vực.
Long An là một tỉnh thành còn nhiều dư địa về phát triển, đặc biệt là quỹ đất dành cho phát triển bất động sản
Long An còn nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực phát triển kinh tế mạnh mẽ và không ngừng giữ vững vị thế đầu tàu, tạo động lực thúc đẩy kinh tế của cả nước với dòng đầu tư đổ về ồ ạt.
Ngoài vị trí chiến lược độc tôn, Long An còn có lợi thế về nguồn lực: tiềm năng đất đai dồi dào; nguồn nhân lực lành nghề; môi trường đầu tư thân thiện, thủ tục nhanh chóng, ưu đãi hấp dẫn; các khu- cụm công nghiệp đáp ứng cả về số lượng cũng như được đầu tư hoàn thiện về hạ tầng; khí hậu ôn hòa, môi trường sống trong lành, an toàn; môi trường sông nước đặc sắc, độc đáo,...
Năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Long An ước đạt 5,91%; GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 77 triệu đồng, tăng 5,75%, tương đương 3.304 USD/người/năm. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 16.990 tỉ đồng, đạt 101,3% dự toán Trung ương và 100,6% dự toán HĐND tỉnh giao. Mặc dù chịu ảnh hưởng chung của tình hình dịch bệnh, Long An vẫn có sự hồi phục và phát triển đáng kinh ngạc, dự báo cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước.
Chính những tiềm năng này đã và đang trên con đường giúp Long An khẳng định vị thế của mình và thu hút nhà đầu tư, thu hút lao động, cũng như phát triển kinh tế vững bền, phát triển bất động sản xứng tầm để xứng đáng là một trong những đô thị vệ tinh năng động của TP Hồ Chí Minh.
Sự phát triển hiện tại chưa tương xứng với tiềm năng to lớn
Với 70km tiếp giáp TP.HCM, Long An được ví như “miếng đệm” kết nối giữa thành phố lớn nhất cả nước với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển, trong đó có lĩnh vực bất động sản với quỹ đất dồi dào và vị trí vàng cùng nhiều lợi thế khác. Tuy nhiên, nhiều năm qua tiềm năng đó vẫn đang bị “bó mình” trong chiếc áo chật hẹp mang tên hạ tầng.
Có thể nói, với nhiều lợi thế độc tôn để phát triển nhiều mặt, nhưng Long An vẫn chưa “trưởng thành” tương xứng với tiềm năng to lớn của mình. Minh chứng rõ ràng nhất là cùng tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh, nhưng so với Bình Dương và Đồng Nai thì Long An vẫn còn phải chạy nhanh một chặng dài để theo kịp sự phát triển của kinh tế, xã hội lẫn hạ tầng.
So với các tỉnh lân cận, Long An được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện tại
Về tiềm năng, Long An không hề “lép vế” so với hai địa phương trên. Long An có thế mạnh về cảng biển và khu công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 28 khu công nghiệp và 32 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 13.500ha. Trong đó, 16 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên 68% và 14 cụm công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy khoảng gần 90%.
Ngoài ra, vị trí “gạch nối” giữa TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn cũng là một trong những thế mạnh của Long An trong vai trò trung chuyển cho nơi cung cấp phần lớn lượng nông sản đến TP.HCM và cả nước.
Đặc biệt, năm 2013, TP. Hồ Chí Minh và Long An đã ký kết bản ghi nhớ kết nghĩa và TP. Hồ Chí Minh lấy Long An là cánh tay nối dài với trục kinh tế TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Long An cũng có nhiều lợi thế hơn 2 tỉnh lân cận TP. Hồ Chí Minh là Bình Dương và Đồng Nai vì có 3 mặt giáp TP. Hồ Chí Minh. Xét về mặt địa lý, có thể thấy Long An không phải là một tỉnh tách biệt mà là một vùng của TP. Hồ Chí Minh, hội tụ đầy đủ những yếu tố cho thấy đây là đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh.
Theo các chuyên gia, nút thắt chính khiến cho Long An dù tiềm năng nhưng chưa vươn mình mạnh mẽ chính là hạ tầng giao thông.
Dễ thấy, tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra mỗi dịp lễ Tết do lượng người dân từ TP Hồ Chí Minh đổ về miền Tây quá lớn chính là một thực trạng đáng nói chứng minh cho việc cơ sở hạ tầng giao thông Long An vẫn chưa được khai thác và đầu tư hiệu quả.
Tuy nhiên, trước tình hình trên, Sở Giao thông Vận tải Long An mới đây đã đưa ra thông tin dự kiến năm 2021 đầy triển vọng, góp phần giúp hạ tầng mở lối phát triển vùng.
Bài toán hạ tầng đang ngày được quan tâm cũng khiến cho thị trường bất động sản thêm đà để phát triển
Trong đó, năm 2021, Long An sẽ khởi công xây dựng 3 cầu trên trục động lực kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang. Thời gian hoàn thành sau 5 năm, giúp tăng trường kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây với TP.HCM và ngược lại.
Đây được xem là dự án giao thông tạo động lực để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, hút vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển tỉnh Long An và các địa phương lân cận trở thành đô thị văn minh, hiện đại.
Cùng với 3 dự án trên, Long An đang đầu tư nâng cấp, mở rộng 7 tuyến đường nối TP.HCM, tổng kinh phí 24.400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025.
Có thể thấy, với sức nóng từ bài toán hạ tầng, kéo theo sự phát triển của cầu, đường, trường, trạm đã mở thêm nhiều tiềm năng cho thị trường BĐS Long An trong vòng 5 năm tới. Thực tế, thị trường bất động sản ở tỉnh này đã có những tín hiệu tích cực và hứa hẹn sự trỗi dậy mạnh mẽ trong một thời gian không xa.
Long An dẫn đầu cơn sốt bất động sản khu Tây
Trong khi thị trường các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu có lượng hàng mở bán lên tới hàng chục ngàn sản phẩm mỗi tỉnh, thì số lượng bất động sản mở bán tại Long An lại eo hẹp trên dưới chỉ 10 dự án mới với khoảng 5.000 sản phẩm được mở bán.
Nếu nhìn vào số lượng hàng bán ra này, có thể thấy đây là một thị trường trầm lắng, kém phát triển hơn so với các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, đây là một thị trường vàng đem lại thắng lợi lớn cho các nhà đầu tư thứ cấp với biên độ tăng giá tốt nhất hiện nay và lợi nhuận lớn vì lượng hàng ít và không gay gắt cạnh tranh.
Nhất là từ năm nay, 2021, Long An đã có những tín hiệu rất tốt từ quy hoạch phát triển thị trường tới quy hoạch giao thông kết nối. Điều này đã giúp tháo bỏ hai điểm nghẽn mà thị trường bất động sản Long An đang thiếu, khiến cho thị trường bất động sản tỉnh này bắt đầu trỗi dậy với con sốt đất nền và sẵn sàng đón sóng đầu tư khu đô thị khép kín.
Các khu đô thị vệ tinh đã phần nào thay đổi diện mạo của vùng đất Long An
Trong vài năm trở lại đây, khi thị trường bất động sản các địa phương khác bắt đầu có dấu hiệu bão hòa, thì thị trường địa ốc Long An lại tăng tốc phát triển với sự xuất hiện của nhiều dự án mới, có quy mô lớn của nhiều doanh nghiệp tên tuổi như The Sol City của Thắng Lợi Group, Viet Uc Varea, River Central Park,...
Lý giải điều này, có thể nói rằng, Long An hội tụ đầy đủ những lý do khiến tỉnh này trở thành tâm điểm của nhà đầu tư khi nhắc đến khu Tây TP Hồ Chí Minh:
1. Long An kết nối toàn diện với TP Hồ Chí Minh nhờ đề án quy hoạch vùng:
Cùng với Đồng Nai và Bình Dương, Long An là một trong ba địa bàn thuộc tam giác giãn dân của TP.HCM. Theo đó, TP. Hồ Chí Minh sẽ là khu đô thị hạt nhân trung tâm vùng, kết nối giữa các quận, huyện, thành phố với các huyện của tỉnh Long An như Hậu Nghĩa, Đức Hòa... Các khu đô thị này sẽ phát triển theo hướng đô thị sinh thái, kết hợp công nghiệp nhẹ và nông nghiệp đô thị nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ cảnh quan sinh thái và thoát lũ cho tiểu vùng đô thị trung tâm.
2. Hạ tầng kết nối đang ngày càng hoàn thiện:
Sức nóng hạ tầng là một trong những cộng hưởng tuyệt vời giúp thị trường bất động sản Long An phát triển. Ngoài những dự án quy mô kể trên, hệ thống đường giao thông kết nối lõi đô thị TP Hồ Chí Minh hoàn chỉnh sau đây cũng khiến bất động sản khu vực này cất cánh:
- Dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo lên 6 làn xe kết nối Khu công nghiệp Long Hậu (Cần Giuộc);
- Dự án mở rộng đường Lê Văn Lương lên 30m nối thẳng Cần Giuộc với Quận 7;
- Metro số 4 liên kết các quận 12 - Tân Bình - Phú Nhuận - quận 1 - quận 4 - quận 7 - Khu đô thị Cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè);
- Những tuyến đường trọng điểm tại Long An như Quốc lộ 22 và Tỉnh lộ 830 cũng đã được quy hoạch nâng cấp và mở rộng.
3. Quỹ đất sạch 5.000 ha thu hút dòng đầu tư:
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Long An, toàn tỉnh hiện đang có quỹ đất 13.500 ha dành cho phát triển đô thị - công nghiệp từ nay đến năm 2020. Trong đó, diện tích đất sạch chiếm 5.000 ha, giúp Long An trở thành tâm điểm thu hút dòng đầu tư trong lẫn ngoài nước. Nhất là khi quỹ đất trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng chật hẹp mà giá thành lại vô cùng đắt đỏ.
Qũy đất dồi dào cùng nhiều nguồn lực lớn, Long An sẵn sàng đón sóng đầu tư trong lẫn ngoài nước
4. Giá đất Long An rẻ, tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu:
Đối với những dự án bất động sản quy mô lớn, giá đất rẻ có ý nghĩa rất quan trọng vì tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu, hạn chế việc phải vay nợ ngân hàng, gọi vốn, thế chấp... Do đó, bài toán tài chính đầu tư bất động sản tại Long An có nhiều lợi thế hơn tại TP.HCM.
5. Đất nền TP HCM khan hiếm vì siết chặt tách thửa:
Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của TP.HCM đã hạn chế việc tách thửa nhằm tránh tình trạng trục lợi phân lô đất nền làm giá đất sốt ảo. Điều này khiến quỹ đất nền tại đây ngày càng trở nên hạn hẹp, khan hiếm và giá cả ngày càng tăng cao chóng mặt làm thu hẹp khả năng đầu tư bất động sản.
Có thể nói rằng, sự trầm lắng của thị trường bất động sản Long An chính là một bước đà để “cất cánh” trong tương lai không xa và tương xứng với tiềm năng to lớn mà tỉnh thành này sở hữu.