Thắng lạm phát, lo giảm phát

25/04/2013 09:49:00 Lượt xem: 24

Ngân hàng trung ương ở các nước giàu có thể đã quá thành công trong việc chinh phục áp lực về giá. Nhưng họ có thể nhận một thất bại mang tên "giảm phát".

Thời Thủ tướng Margaret Thatcher, Chính phủ Anh ép nền kinh tế với lãi suất cao cho đến khi lạm phát được khuất phục. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sau này cũng áp dụng chính sách này.

Những chính sách tương tự thuyết phục thị trường toàn cầu tin rằng các chính phủ theo đuổi nỗ lực giữ lạm phát ở mức thấp. Nhưng giờ đây, bên cạnh một loạt vấn đề đau đầu khác, giá cả quá ổn định lại tạo thêm một vết thương cho các nền kinh tế phát triển.

Suy thoái sâu như hiện nay tất nhiên sẽ khiến lạm phát giảm mạnh. Người lao động thất nghiệp chấp nhận lương thấp để có việc làm, các doanh nghiệp nhiều hàng tồn kho chấp nhận giảm giá để xả hàng.

Do đó, có nhiều lý do để tin lạm phát sẽ bằng không hoặc thậm chí là âm trong những năm tới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng khoảng 4,5%, lên 10,8% từ năm 1980 đến năm 1982, lạm phát cơ bản giảm mạnh từ 12,0% đến 4,5%.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng mạnh hơn trong năm 2007 và 2009 nhưng lạm phát giảm ít hơn, từ 2,4% xuống 1,7%. Nơi có tỷ lệ lạm phát tăng trên các mục tiêu của ngân hàng trung ương, như ở Anh, hoặc thấp hơn, như ở Nhật Bản, lãi suất kỳ vọng vẫn gần với các mục tiêu.

Một số nhà kinh tế cho rằng, lạm phát ổn định là kết quả của một số thay đổi lớn trong thị trường lao động. Tiền lương và giá không giảm nhiều trong những năm gần đây vì công nhân thất nghiệp đã chấp nhận rời thị trường lao động vì kỹ năng của họ lỗi thời.

Những lao động này không cạnh tranh với những lao động khác nên không thể kéo tiền lương xuống thấp hơn. Quá trình này cũng giúp đảo ngược giảm phát khi khủng hoảng xảy ra. Nếu như mức giá không được dự đoán sẽ giảm xuống, người lao động sẽ không dễ gì chấp nhận cắt giảm lương.

Một quan điểm khác cho rằng, sự ổn định phản ánh tín nhiệm của ngân hàng trung ương. Khi ngân hàng trung ương nỗ lực chống lạm phát trong đầu những năm 1980 và đặt ra các mục tiêu thấp, họ tin lương và giá sẽ tăng.

Người lao động sẽ không tạo áp lực tăng lương nên các công ty giữ được chi phí cố định và giảm giá hàng hóa. Khi cuộc khủng hoảng xảy ra, quá trình này cũng giúp ngăn chặn giảm phát. Nếu giá không dự kiến sẽ giảm, người lao động ít có khả năng chấp nhận cắt giảm lương.

Giả thuyết thứ hai này phù hợp hơn với các dữ liệu, lập luận của IMF. Từ năm 1990, lạm phát kỳ vọng ngày càng gần với mục tiêu ngân hàng trung ương. Thị trường dường như tin tưởng ngân hàng trung ương sẽ đạt mức lạm phát mục tiêu.

Khi lạm phát trở nên độc lập hơn, mối liên hệ của nó với các chỉ số kinh tế khác cũng suy yếu. Trong một nghiên cứu với dữ liệu từ 21 quốc gia giàu thu thập từ những năm 1960, IMF chỉ ra rằng, ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp tới lạm phát ít hơn nhiều so với trước đây. Nếu không, nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với tỷ lệ giảm phát gần 3% trong bối cảnh suy thoái kinh tế gần đây.

Những gì có thể gây ra lạm phát kỳ vọng độc lập như trong những năm 1970? So sánh kinh nghiệm của Mỹ và Đức, IMF cho rằng, sự độc lập của ngân hàng trung ương tạo nên tất cả khác biệt. Cả FED và Ngân hàng Bundesbank đều nhầm khi cho rằng nạn thất nghiệp những năm 1970 chỉ là tạm thời.

Nhưng Bundesbank đã không đồng tình với kêu gọi của chính phủ thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng. Trong khi đó, Fed, đã thực thi tốt hơn. Chỉ đến cuối những năm 1970, khi dư luận nhận ra rằng lạm phát chứ không phải thất nghiệp là "tội đồ” của nền kinh tế, FED mới được hậu thuẫn để dập tắt lạm phát.

Theo IMF, lạm phát thấp có thể là thành tích đáng tự hào nhất của ngân hàng trung ương nhưng nó đi kèm với rủi ro kinh tế. Sự ổn định kinh tế của thời kỳ trước khủng hoảng có thể đã thúc đẩy việc vay vượt quá dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính.

Và trong năm 2012, IMF cho thấy, kiềm chế lạm phát có thể làm tăng sự bất bình đẳng thu nhập vì đồng lương bị "nén" trong khi cho phép giá tài sản tăng cao.

Đáng lo ngại hơn, mối liên hệ mờ nhạt giữa lạm phát và thất nghiệp có thể phát sinh tâm lý lơ là tình trạng thất nghiệp gia tăng, đánh giá thấp khó khăn kinh tế gần đây vì họ ổn định được lạm phát.

Đáng lý ra, trước tình trạng giảm phát, họ cần phải hành động sớm và kiên quyết hơn nhằm chống lại suy thoái kinh tế. Và khi lạm phát không còn là một chỉ số đáng tin cậy, cần phải tìm một chỉ số khác để giữ cho nền kinh tế không quá nóng hoặc quá lạnh.

Bài viết được trích dẫn nguyên văn từ nguồn tham khảo (nếu có). Vui lòng Liên hệ với chúng tôi để báo cáo sai sót.

ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ - BẤT ĐỘNG SẢN - MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Copyright © 2013 nhaban.vn | Email: info@nhaban.vn | ĐT: (028)71068910
Số đăng ký nhãn hiệu: 236786, 248513

Công ty cổ phần tập đoàn MGROUP

Tầng 19 khu A, Indochina Park Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Mai Nam Chương

Quý vị đang theo dõi bài viết về dự án


Liên hệ với đại lý tư vấn dự án để được cập nhật thông tin mới nhất