Các dự án chung cư bắt đầu chào bán khá chậm

17/02/2014 14:06:52 Lượt xem: 22

Tận dụng “đất vàng” còn đang bị bỏ hoang mới nghe có vẻ rất… tiết kiệm, tránh lãng phí. Nhưng để những mảnh đất giá trị cao rơi vào tình cảnh phải đem dùng “tạm bợ” cho "đỡ phí" thì đó đã là một sự lãng phí rất lớn rồi.

Theo báo Đầu tư, qua đợt kiểm tra liên ngành các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê từ ngày 1/1/2009 đến ngày 31/12/2013 do UBND TP.Hà Nội tiến hành gần đây cho thấy, số dự án “treo” chờ quy hoạch điều chỉnh ở Thủ đô dẫn đầu cả nước với con số 285, chiếm 62,6% số dự án “nằm chờ” của cả nước, vượt xa TP.HCM với con số 33. Trong đó, nhiều nhất là huyện Từ Liêm với 85 dự án, tiếp theo là quận Cầu Giấy có 65 dự án, quận Hoàng Mai có 62 dự án. Chưa kể, hiện tượng hàng loạt Bộ, ngành đã có quyết định di dời trụ sở ra khỏi nội đô, song theo phản ánh của Báo Xây dựng, nhiều cơ quan vẫn còn cố nán lại xét ra cũng chỉ là một dạng khác của cái gọi là “dự án treo”.

Việc quản lý, sử dụng nhà đất tại Hà Nội nhất là vấn đề quản lý "đất vàng" còn nhiều bất cập.

Trước tình hình đó, UBND TP.Hà Nội đã đưa ra quyết định thu hồi đối với 47 dự án “treo”, nhưng đối với 266 dự án còn lại, UBND TP lại chỉ nhẹ nhàng “nhắc nhở” chủ đầu tư tập trung triển khai đưa đất vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng trong Hội nghị ngày 7/1/2014, số dự án bất động sản phải tạm dừng trên cả nước là 287 dự án (chiếm 14,5%), diện tích đất 14.819 ha (14,5%). Danh sách cụ thể không được đưa ra, song con số này có thể chưa phản ánh hết tình hình thực tế. Chỉ tính riêng Tp.HCM, hồi tháng 11/2013, Sở Xây dựng cho biết trong 9 tháng đầu năm có thêm 373 dự án BĐS ngừng triển khai, nâng tổng số dự án ngừng triển khai tăng hơn gấp đôi so với năm 2012. Còn theo báo Đầu tư, đầu năm 2013, ông Nguyễn Trần Nam - Thứ trưởng Bộ Xây dựng - đã đề xuất thu hồi và dừng triển khai 30 - 40% số dự án BĐS, nhưng số dự án BĐS mà các địa phương kiến nghị thu hồi kể từ đầu năm 2013 trên cả nước chỉ chiếm 1% trên tổng số dự án được rà soát.

Dù đã bổ sung thêm cho việc sử dụng tạm này phải được sự chấp thuận của UBND TP, đồng thời phải thực hiện nộp ngân sách các khoản nghĩa vụ tài chính phát sinh liên quan đến khoản thu này, song không cần phải đợi một quan chức nào đề xuất, thực chất nhiều dự án “treo” cũng không còn có chỗ cho cỏ mọc nữa rồi. Điển hình như khu đất vàng khu A7 tại Yên Hòa - Cầu Giấy (Hà Nội) vốn được quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe ôtô đã bị “xẻ thịt” từ lâu để mở hàng loạt dịch vụ kinh doanh không được cấp phép như cửa hiệu, quán ăn nhậu, sân bóng, bãi rửa xe… Dù đã có lệnh cưỡng chế, song theo phản ánh của báo Dân Trí, chủ đầu tư không những không tháo dỡ xong công trình sai phạm mà còn có dấu hiệu thi công thêm các hạng mục công trình mới. Nay đề xuất này có đi vào hiện thực, thì cũng chỉ là thêm một bước hợp pháp hóa, mà chẳng rõ ai sẽ quản lý, quản lý như thế nào, đến khi nào thì hết “tạm bợ” để đi vào “chính thức”.Đáng nói hơn, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2014 do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức, ông Vũ Hồng Khanh - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội thêm lần nữa lại khiến dư luận lại xôn xao khi cho rằng, đối với dự án đã giải phóng mặt bằng xong, nay do điều chỉnh quy hoạch hoặc điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh, không còn năng lực thực hiện chờ chuyển nhượng dự án… thì trong thời gian chờ phê duyệt điều chỉnh, cho phép sử dụng tạm thời, có thời hạn vào mục đích khác.

Ngay lúc lập dự án và chờ phê duyệt thì phải qua bao nhiêu khâu Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Tài chính, UBND quận, huyện..., để rồi, đến khi dự án đi vào triển khai, trách nhiệm thành “của chung”, đến khi sai phạm phát sinh lại chẳng biết đổ vào đâu. Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, từng nói: “Chính quyền không phải chạy theo thị trường nơi muốn xây thế nọ, thế kia mà chính quyền phải điều khiển, điều tiết việc xây dựng đó bằng một quy hoạch rõ ràng. Họ cứ bảo phủ kín quy hoạch, thế nhưng thực tế chẳng thấy công trình xây dựng nào theo quy hoạch cả. Lúc thì họ bảo thế này, lúc hứng lên họ lại nói thế khác” (Báo Người Đưa tin).

Với đề xuất như vậy, “đất hoang” may quá tránh bị chỉ trích là “lãng phí”, nhưng cứ mải miết với kiểu “dùng tạm”, để rồi mục đích chính bị bỏ bẵng, thì “tiết kiệm”, “tận dụng” kiểu này, chẳng mấy chốc Thủ đô cũng không khác mấy miếng pho mát Thụy Sỹ béo ngậy song không thiếu lỗ hổng.

(Theo SM)

NHABAN.VN LUÔN CẬP NHẬT CÁC THÔNG TIN NHANH NHẤT VỀ LỈNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN , NHÀ BÁN.VN PHÁT TRIỂN NHẰM TẠO RA PHƯƠNG TIỆN KINH DOANH LĨNH VỰC MUA BÁN NHÀ NHÀ ĐẤT   VÀ NHÀ ĐẤT CHO THUÊ HIỆU QUẢ VÀ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ CHO BẠN.

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@nhaban.vn Đường dây nóng: 0976 11 9999
Bài viết được trích dẫn nguyên văn từ nguồn tham khảo (nếu có). Vui lòng Liên hệ với chúng tôi để báo cáo sai sót.

ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ - BẤT ĐỘNG SẢN - MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Copyright © 2013 nhaban.vn | Email: info@nhaban.vn | ĐT: (028)71068910
Số đăng ký nhãn hiệu: 236786, 248513

Công ty cổ phần tập đoàn MGROUP

Tầng 19 khu A, Indochina Park Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Mai Nam Chương

Quý vị đang theo dõi bài viết về dự án


Liên hệ với đại lý tư vấn dự án để được cập nhật thông tin mới nhất