Không có chuyện Trung Quốc tấn công Senkaku?

17/01/2013 07:47:00 Lượt xem: 13

Chiến tranh thực chất đều bắt nguồn từ lợi ích. Không có lợi ích chẳng có quốc gia nào chủ động tổ chức chiến tranh.

Kể từ khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) Nhật Bản lên nắm quyền và ông Shinzo Abe làm Thủ tướng thì tình hình tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư căng thẳng ngày càng tăng và có vẻ như xung đột quân sự sẽ xảy ra.

Vấn đề là nó xảy ra hay không thì hoàn toàn tùy thuộc vào Trung Quốc tiến hành các hoạt động tranh chấp ở mức độ nào, bởi vì quần đảo này Nhật Bản đã và đang quản lý nó từ hơn 40 năm nay.

Nếu như Trung Quốc tấn công Nhật Bản thì đây là một dấu mốc trong lịch sử Trung Quốc, bởi lần đầu tiên có sự ngược lại. Tuy nhiên, chắc chắn không có hay chưa có chuyện Trung Quốc sẽ đánh chiếm Senkaku, tấn công Nhật Bản bây giờ hay trong tương lai gần.

Senkaku/Điếu Ngư là “món hàng đặt cược” quá nhỏ nhoi, không là gì hết của một canh bạc quá lớn-chiến tranh vì nó mà bên thắng hay thua đều thảm họa.

Tiến hành chiến tranh thông thường với Nhật Bản, Trung Quốc không xác định được thắng hay bại, vì Nhật có sức mạnh quân sự, kinh tế chẳng thua kém gì Trung Quốc thì cơ sở nào để khẳng định chiến thắng?

Chẳng phải như Mỹ, tiến hành chiến tranh là thu lợi trực tiếp (như với Libi, I-rắc…) hoặc giỏi lắm thì tốn USD (mà USD thì họ in ra được) chứ ít tốn người, chiến thắng là cầm chắc, nhưng, với cái quần đảo Senkaku/Điếu Ngư này Trung Quốc phải tốn kém rất nhiều người và của.

Về người, lính Trung Quốc thời nay hoàn toàn là “con một” từ chính sách một con của Trung Quốc vì tăng trưởng GDP, chẳng may chỉ 2 cái tàu ngầm không thể nổi là hơn 500 người “con một” đã biến 1000 người già không nơi nương tựa trong tương lại gần. Về của, bị tàn phá nặng nề, đặc biệt là phương tiện quân sự mà khôi phục lại không phải chỉ trong một vài năm.

Như vậy, tiến hành chiến tranh với Nhật Bản, nếu Nhật Bản “chết” thì Trung Quốc cũng “hết hơi”, sẽ là một thảm họa cho cả hai. Lúc đó Ấn Độ, Nga “tọa sơn quan…” nên họ có thừa khả năng cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc trong tương lai.

Bản đồ lừa dối mới của Trung Quốc bao gồm 130 đảo ở Biển Đông.

Trung Quốc quen “tọa sơn quan hổ đấu” chứ đời nào lại muồn mình là một trong 2 con hổ đấu đó.

Trung Quốc làm dấy lên căng thẳng với Nhật Bản, hô hào chuẩn bị chiến tranh…thực chất là “bắn một mũi tên trúng 2 đích”. Một là làm thõa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tác động, gây sức ép không ít lên chính phủ. Đơn giản là chính phủ nuôi nó, lợi dụng nó để trục lợi thì cũng phải để cho nó sống, làm thõa mãn một ít nhu cầu của nó.

Trung Quốc chẳng phải giống như đã chiến thắng đó sao. Mới chỉ cần vài cái tàu hải giám, máy bay hải giám mà Nhật Bản rối rít cả lên, nào là tăng ngân sách quốc phòng, nào là điều hàng chục chiếc F15 ra chặn đường, nào Thủ tướng Nhật phải cầu cứu NATO…huống chi Trung Quốc sử dụng Hải quân thì…30 giây.

Vì vậy, căng thẳng sẽ được Trung Quốc đẩy lên cao nữa, những cuộc tập trận lớn, hoành tráng với giả định là đánh chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ diễn ra trong nay mai nhằm làm cho chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc mãn nhãn.

Tuy nhiên, Giới lãnh đạo Trung Quốc như một “phù thủy” cao tay, đâu dại nghe theo cái đám “diều hâu”, chủ nghĩa dân tộc như “đám âm binh” đến mức “mất quyền điều khiển”.

Trung Quốc sẽ bằng cách này hay cách khác, duy trì căng thẳng với Nhật Bản trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nhưng không đến mức gây ra xung đột quân sự, bởi đích thứ 2 mà Trung Quốc nhắm đến là tập trung dư luận chú ý đến căng thẳng Trung-Nhật để “thò tay vét nốt các hòn đảo trên biển Đông vào túi”.

Đến đây chúng ta mới hiểu đâu là chính, đâu là phụ, bởi lẽ, Trung Quốc chưa đủ mạnh để đồng thời một tay đấm Nhật Bản trên biển Hoa Đông, tay còn lại bóp cổ các nước có tranh chấp trên biển Đông.

Với Nhật Bản, chắc chắn giới lãnh đạo Trung quốc sẽ nhận thức được rằng, bây giờ hoặc không bao giờ.

Hiện tại, ngay cả giới “diều hâu” nhất như ông La Viện cũng đang run sợ, hốt hoảng trước những bước đi của Nhật Bản trong việc xóa bỏ tất cả những ràng buộc của kẻ bại trận trong thế chiến thứ 2 để “bình thường hóa quân đội”, “bình thường hóa Nhật Bản” có đủ quyền như mọi quốc gia trên thế giới, làm tất cả mọi thứ cần làm để bảo vệ an ninh quốc gia.

Ông La Viện muốn Liên Hợp quốc “trùm chăn Nhật Bản” để Trung Quốc “đấm”, là điều không thể. Những thay đổi của Nhật Bản là do Trung Quốc tạo ra, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Gieo gió thì gặt bão thôi.

Nhưng có một tình thế mà Trung Quốc đáng suy xét là sự thay đổi trong đối nội, đối ngoại của Nhật Bản, trên khu vực châu Á-TBD không phải quốc gia nào cũng run sợ và hốt hoảng.

Bài viết được trích dẫn nguyên văn từ nguồn tham khảo (nếu có). Vui lòng Liên hệ với chúng tôi để báo cáo sai sót.

ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ - BẤT ĐỘNG SẢN - MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Copyright © 2013 nhaban.vn | Email: info@nhaban.vn | ĐT: (028)71068910
Số đăng ký nhãn hiệu: 236786, 248513

Công ty cổ phần tập đoàn MGROUP

Tầng 19 khu A, Indochina Park Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Mai Nam Chương

Quý vị đang theo dõi bài viết về dự án


Liên hệ với đại lý tư vấn dự án để được cập nhật thông tin mới nhất