Kết quả tìm kiếm

Văn phòng - mặt bằng tại Thừa Thiên Huế

tháng 04/2024, có 0 sản phẩm đang Bán
Khám phá thêm xu hướng tìm kiếm từ khóa Văn phòng - mặt bằng bán tại Thừa Thiên Huế với Google Trends

Bạn đang xem kết quả tìm kiếm tin đăng mua bán nhà đất Văn phòng - mặt bằng tại Thừa Thiên Huế. Hiện đang có 0 tin đăng mua bán nhà đất Văn phòng - mặt bằng tại Thừa Thiên Huế. Xem thêm

Theo khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013, bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành. Theo đó, bảng giá đất tại Thừa Thiên Huế được UBND Thừa Thiên Huế ban hành ngày 21/12/2019 theo quyết định số 80/2019/QĐ-UBND được áp dụng từ 2020 - 2024.

Tải bảng giá đất tại Thừa Thiên Huế tại đây


BẤT ĐỘNG SẢN THỪA THIÊN HUẾ MẠNH MẼ “TRỖI DẬY” SAU THỜI GIAN DÀI TRẦM LẮNG


 

Xứ Thừa Thiên vốn dĩ mang trong mình một sức hút khác biệt, là một sức hút đan xen giữa yên bình, sâu lắng và náo nhiệt, hiện đại... khiến người qua phải sững lại, lắng nghe. Giờ đây, Thừa Thiên Huế đang từng ngày vươn mình mạnh mẽ để khẳng định sức mạnh của một tỉnh thành năng động, trẻ trung, giàu tiềm năng phát triển kinh tế, cũng như nhiều dư địa cho bất động sản hiện đại vươn tầm trên nền đô thị di sản.

 

Thừa Thiên Huế là tỉnh thành sở hữu nền tảng di sản văn hóa lâu đời và nổi tiếng của Việt Nam
 

Thừa Thiên Huế - vùng đất tiềm năng chờ đánh thức

 

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, từng là thủ đô thời kỳ cận đại của Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1945 dưới triều Nguyễn với nền văn hóa di sản đồ sộ được bảo tồn cho đến hôm nay.

 

Đây là một trong 5 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có diện tích hơn 5.000km2, dân số gần 1,2 triệu người.

 

Tỉnh Thừa Thiên Huế có thành phố Huế - Cố đô của Việt Nam, là đô thị loại I, thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival và theo quy hoạch là 1 trong 5 đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm văn hóa, du lịch; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung và cả nước.

 

Thừa Thiên Huế - Nơi hội tụ tiềm năng

 

 Thừa Thiên Huế còn là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là một cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, là trọng điểm về quốc phòng, an ninh của quốc gia. Những năm gần đây, Thừa Thiên Huế liên tục được chọn làm trung tâm tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch khu vực và quốc tế, thể hiện tầm vóc và tinh anh của một tỉnh thành phát triển, văn minh nhưng vẫn còn giữ được vẹn nguyên những giá trị truyền thống.

 

 Hiểu được những tiềm năng dồi dào đang ngày được khai phá, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản, xây dựng địa phương xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng xanh và bền vững.

 

Từ năm 1945 cho đến nay, Thừa Thiên Huế đã không ngừng thay da đổi thịt, trở thành một tỉnh thành có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, mạnh và ổn định của miền Trung Việt Nam.

 

Trong suốt quá trình phát triển, Thừa Thiên Huế luôn quyết liệt đổi mới để xứng đáng là một tỉnh thành quan trọng có sứ mệnh liên đới trách nhiệm đối với miền Trung trong giai đoạn mới của đất nước.

 

Trong nhiệm kỳ qua, kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế duy trì mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các ngành, lĩnh vực đều có bước phát triển. Ngoài ra, tỉnh vẫn kiên trì thực hiện mục tiêu phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

 

Theo thống kê, kinh tế Thừa Thiên Huế tăng trưởng bình quân ước đạt 6,3 - 6,5%/năm, cao hơn bình quân chung cả nước. So với năm 2015, quy mô nền kinh tế tăng gấp 1,6 lần; thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 8%/năm; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 2.100 USD, đứng thứ 3 của Vùng duyên hải miền Trung. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 105.180 tỉ đồng, tốc độ tăng bình quân 11%/năm.

 

Trong đó, dịch vụ - nhất là dịch vụ du lịch phát triển vượt bậc, trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng. Điểm nổi bật trong những năm qua, là tỉnh đã từng bước hình thành và khẳng định thương hiệu Huế là điểm đến di sản: “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa, du lịch ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”, hướng tới thành phố vườn, đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường”.

 

Vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của Huế đã khiến nơi nay trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch tứ phương

 

Bằng những kết quả đạt được, có thể thấy Thừa Thiên - Huế đã từng bước khẳng định vị thế là trung tâm đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; hướng tới trở thành trung tâm lớn của cả nước về khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

 

Chưa kể đến, Thừa Thiên Huế còn giữa một vị trí vô cùng chiến lược, được ví như nút thắt quan trọng của dải đất miền Trung. Trong đó, tỉnh thành này giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, biển Đông về phía Đông, thành phố Đà Nẵng về phía Đông Nam, tỉnh Quảng Nam về phía Nam, dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía Tây. 

 

Đặc biệt, ngoài nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9, Thừa Thiên Huế đang ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Cụ thể, Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km.

 

Tiềm năng về giao lưu đường biển cũng mở ra cho Thừa Thiên Huế những cơ hội phát triển mới. Với bờ biển dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m, Thừa Thiên Huế đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn. Ngoài ra, tỉnh này còn có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh.

 

Có thể thấy rằng, sự bền vững của kinh tế và tiềm năng tương lai của Thừa Thiên Huế đã khiến nơi đây trở thành một tỉnh thành miền Trung đáng sống, thu hút dân cư tứ phương về đây sinh sống, lập nghiệp và một lượng lớn người nước ngoài du lịch, công tác. Điều đó đã tạo nên sức nóng của bất động sản Thừa Thiên Huế, nơi thị trường đang bắt đầu rục rịch biến chuyển.

 

Bất động sản Thừa Thiên Huế đã bắt đầu “trỗi dậy”

 

Nhiều năm trước đây, bài toán hóc búa về giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển đã làm một số nhà đầu tư bất động sản rất dè dặt, e ngại khi đến với Thừa Thiên Huế. Do đó, Thừa Thiên Huế “thiếu vắng” những dự án đầu tư bất động sản có quy mô lớn. Trong lúc khu vực các đô thị mới manh nha chưa gắn kết được với đô thị trung tâm như một tổng thể để hấp dẫn nhà đầu tư, thị trường bất động sản ở Thừa Thiên Huế gần như bị đóng băng.

 

Tuy nhiên, trong “nguy” có “cơ”, thị trường đóng băng một phần đã giúp cho đô thị di sản Huế tránh bị xé nát bởi những công trình bất động sản thô bạo. Đồng thời, vẫn để mở cơ hội cho Thừa Thiên Huế xây dựng một chiến lược thu hút đầu tư phát triển bất động sản hợp lý, vừa bảo tồn và phát huy được giá trị đô thị di sản Huế.

 

Tập trung phát triển kinh tế và xây dựng, thực thi chiến lược phát triển đô thị hợp lý, trong giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh đã đạt 15/17 chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở mức đạt và vượt kế hoạch. Mức tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 6.5%/năm, lọt Top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI. Riêng năm 2020, Huế đã đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong chỉnh trang đô thị, phát triển du lịch, dịch vụ và xây dựng thành phố thông minh, chính quyền điện tử.

 

Bất động sản liên tục biến chuyển, diện mạo đô thị Thừa Thiên Huế thay đổi từng ngày

 

Bắt đầu từ khoảng những năm 2016, thị trường bất động sản tại Huế liên tục có những bước phát triển vượt bậc. Các ngân hàng, các nhà đầu tư liên tục đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Cũng trong thời gian này, thị trường bất động sản chính thức bước vào giai đoạn bùng nổ, đặc biệt là khu vực phía Đông Nam TP. Huế thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và người dân khi trung tâm hành chính được chuyển về đây, hạ tầng kỹ thuật khu vực cũng dần được đầu tư hoàn chỉnh.

 

Có thể nhận định rằng, Thừa Thiên Huế đã sẵn sàng bước vào giai đoạn mới, khẳng định giá trị về một cố đô phát triển vượt bậc, song hành cùng sự phát triển chung của cả nước.

 

Năm 2020, ghi nhận thực tế tình hình “sóng dồn” tỉnh lẻ, cụ thể là Thừa Thiên Huế rất rõ nét.

 

Theo đó, nguồn cung khan hiếm ở các tỉnh thành lớn do cạn kiệt quỹ đất sau quá trình phát triển nhanh chóng các dự án bất động sản, chính sách thắt chặt hành lang pháp lý xây dựng, cấp phép dự án mới khiến số lượng dự án bất động sản đủ điều kiện đưa vào thị trường giảm mạnh.

 

Cùng với đó, động thái siết tín dụng bất động sản cũng làm giảm lực đầu tư từ các doanh nghiệp bất động sản nhỏ và vừa.

 

Với những khó khăn đó, thị trường bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang… đang giảm nhiệt liên tục, đồng thời chứng kiến dòng vốn đầu tư đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ về các thị trường khu vực có nền kinh tế mới phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đô thị diễn ra mạnh mẽ, điển hình như Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị.

 

Do vậy, khu vực này đang có sự hiện diện của các ông lớn ngành địa ốc như Vingroup, FLC,…liên tục rót vốn vào thị trường này trong thời gian qua, chiếm ưu thế với phân khúc đất nền khu đô thị, tổ hợp căn hộ cao cấp hay bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

 

Các dự án bất động sản quy mô liên tục đổ bộ thị trường Thừa Thiên Huế

 

Trong đó, thị trường bất động sản Thừa Thiên Huế được đánh giá là điểm đến mới thu hút nhà đầu tư trong năm 2020.

 

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường bất động sản tại Thừa Thiên Huế là thị trường truyền thống, có quỹ đất sạch, giàu tiềm năng nhưng chưa được tận dụng, khai thác tối đa.

 

Hiện tại ở TP.Huế và các xã, huyện lân cận có 3 loại hình bất động sản đang được ưa chuộng bao gồm đất nền, shophouse và căn hộ.

 

Cũng như các địa phương khác, tại TP.Huế, đất nền cũng được xem là kênh đầu tư tiềm năng với biên độ tăng giá ổn định, luôn là phân khúc bất động sản được lựa chọn hàng đầu.

 

Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm tại trung tâm TP.Huế đã cạn kiệt, nhiều dự án khác nhỏ lẻ, pháp lý chưa ổn định.

 

Bước sang đầu năm 2021, Huế đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các dự án hàng nghìn tỷ đồng. Cụ thể, Huế mời gọi nhà đầu tư Khu công viên phần mềm hơn 3.400 tỷ đồng; điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Bài giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng; Aeon Mall Việt Nam dự kiến đầu tư trung tâm thương mại hơn 160 triệu USD đổ vào thương mại ở Huế; Thủ tướng cũng duyệt chủ trương đầu tư dự án du lịch, nghỉ dưỡng 3.164 tỷ đồng của BRG tại Thừa Thiên Huế.

 

Năm 2021, Thừa Thiên Huế đã chính thức bước vào đường đua mới, khoác lên mình bộ áo mới đúng theo sự phát triển vốn có của nó. Huế trở thành vùng đất hứa thu hút tất cả các ngành nghề đổ về đây đầu tư và đóng vai trò quan trọng tại khu vực miền Trung.

 

Thị trường chung được dẫn dắt tốt cùng định hướng lành mạnh hóa thị trường bất động sản, Thừa Thiên Huế là vùng đất vua, sông nước hữu tình. Tỉnh sẵn sàng kích hoạt thị trường bất động sản cũng là kích hoạt cả nền kinh tế tỉnh nhà.

 

Qũy đất dồi dào cùng tiềm năng phát triển đô thị sẽ đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến thu hút trên bản đồ đầu tư bất động sản

 

Trong đó, khu vực phía Đông Nam TP Huế được xem là tâm điểm của thị trường khi số lượng dự án tăng trưởng nóng chưa từng thấy. Đơn cử như khu An Vân Dương, thời điểm năm 2015 chỉ có 32 dự án, thì nay đã tăng lên 64 dự án. Không những vậy, với sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ trong thời gian qua, thị trường bất động sản tại Thừa Thiên Huế hiện nay đã bắt đầu 'nóng' trở lạ.

 

Không chỉ các dự án bất động sản du lịch mà các dự án phát triển nhà ở thương mại, đầu tư phát triển đô thị cũng phát triển không kém. Theo số liệu từ Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện tại, toàn tỉnh đã có 10 dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị đã được chấp thuận đầu tư, đã và đang triển khai xây dựng với diện tích đất khoảng 230,1 ha, cùng khoảng 7.146 căn hộ, tương ứng khoảng 2,032 triệu m2 sàn. Một số dự án bất động sản lớn thu hút nhu cầu như: khu đô thị Phú Mỹ Thượng, khu đô thị Phú Mỹ An, khu phức hợp Manor Crown, dự án Joyal Park, dự án Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2,… đã thúc đẩy thị trường tại đây phát triển.

 

Đặc biệt, thị trường bất động sản tại Thừa Thiên Huế ghi nhận sự sôi động của phân khúc đất nền sau thời gian dài trầm lắng. Trong khi đất nền khu vực phía Bắc, Tây Bắc khá trầm lắng thì khu vực phía Nam, Đông Nam tỉnh lại sôi động. Giá đất nền tại các dự án khu dân cư mới đã “ấm” lên do nhu cầu mua đất ở của người dân tăng. Chính sự tăng trưởng thị trường đất nền ở khu vực này tạo sức lan tỏa cho sự phát triển các dự án đất nền ở các huyện, thị xã lân cận.

 

Nguyên nhân khiến khu vực phía Nam và đất tại các khu quy hoạch trở thành tâm điểm của thị trường đất nền là do hạ tầng kỹ thuật ban đầu tại các khu này được đầu tư hoàn chỉnh, và định hướng dịch chuyển trung tâm hành chính tỉnh TP Huế về hướng Nam đã thúc đẩy thị trường đi lên.

 

Bên cạnh đó, theo định hướng tại Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì địa giới hành chính đô thị Huế được mở rộng gấp 4 lần so với hiện tại chính là một trong các cực tăng trưởng tạo động lực phát triển đối với thị trường bất động sản Thừa Thiên Huế.

 

Hiện nay, nhu cầu sở hữu BĐS căn hộ tại Thừa Thiên Huế cũng đặc biệt tăng cao, nổi bật là phân khúc căn hộ chung cư rất được ưa chuộng, bởi khả năng thanh khoản cũng như mức độ ưa thích khá cao trên thị trường.

 

Theo thống kê, trong vòng vài năm trở lại đây, tỉ lệ người dân đã mua nhà chung cư tăng lên gấp 8 lần so với những năm trước đây, việc mua nhà căn hộ trở thành một kênh đầu tư bất động sản sản sinh lời cao và an toàn.

 

Mô hình BĐS căn hộ không mới, nhưng tại Thừa Thiên Huế đang chuyển dịch nhu cầu sang loại hình sở hữu này, riêng mặt thủ tục hành chính, các minh giấy tờ được nới lỏng hơn so với mua các dự án nhà đất khác.

Không có tài sản nào được tìm thấy
Quận/Huyện

ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ - BẤT ĐỘNG SẢN - MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Copyright © 2013 nhaban.vn | Email: info@nhaban.vn | ĐT: (028)71068910
Số đăng ký nhãn hiệu: 236786, 248513

Công ty cổ phần tập đoàn MGROUP

Tầng 19 khu A, Indochina Park Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Mai Nam Chương