Chọn đúng người để “cứu”

01/01/2013 16:50:58 Lượt xem: 2

Trong năm 2012, ngành xây dựng, bất động sản có 17.000 doanh nghiệp thua lỗ, 2.637 doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc giải thể. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%, riêng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng tới 24,1%. Đây là thực trạng quá nặng nề, không chỉ gây đình trệ sản xuất cho nhiều ngành khác làm ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế-xã hội, mà còn tác động lớn tới thanh khoản của ngân hàng và thu ngân sách Nhà nước. Nghị quyết 02 của C

Câu hỏi lớn đã được đặt ra vẫn còn “nóng” nguyên và chưa tìm ra lời đáp là làm cách nào để giải cứu được thị trường bất động sản? Làm cách nào để dòng tiền, bất kể từ nguồn nào, có thể quay lại “rã đông” thị trường đã đóng băng từ năm 2011 đến nay? Toàn cảnh “bức tranh” bất động sản được ghép lại từ các mảng biệt thự, nhà liền kề, căn hộ chung cư, dù ở trung tâm thành phố hay vùng ven đô đều rơi vào tình cảnh không có cơ hội để chủ nhân dọn đến ở. Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu bất động sản    Colliers, có tới 70% người mua nhà là nhằm mục đích đầu tư. Bản chất các giao dịch vào thời kỳ sôi sục nhất là giữa các nhà đầu tư với nhau.

Có thể dễ dàng “vẽ” lại đường đi phổ biến của các mối giao dịch: nhà đầu tư bán một bất động sản rồi lấy tiền mua một hoặc “ôm” một số bất động sản. Sau đó lại bán đi và mua tiếp. Nhà đầu tư khôn ngoan là người biết cách quay vòng chu kỳ này nhanh nhất, nối tiếp nhau. “Sành sỏi” hơn là những nhà đầu tư dùng nhà đất để thế chấp vay vốn từ ngân hàng, người thân quen, thậm chí từ tín dụng đen để trường vốn tiếp tục mua bán nhà đất. Rõ ràng nhà đất đã trở thành tài sản sinh lời nhanh chóng, mang lại siêu lợi nhuận hơn bất kỳ hàng hóa nào. Một chuyên gia đã “mổ xẻ” đến tận cùng căn nguyên của thị trường này, khi các chủ dự án dù là doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân luôn tìm cách “thổi” cho bong bóng thật căng, không ngoài mục đích chính là lôi cuốn, thu hút các dòng tiền đổ vào bất động sản. Tiền thu lợi từ bất động sản được vung ra để mua ô tô, các hàng hiệu xa xỉ, thậm chí cả du học.

Một lãnh đạo Ủy ban Kinh tế Quốc hội từng cho rằng, công nghệ rửa tiền có thể nhìn thấy ở nước ta là thông qua mua bán động sản hoặc chứng khoán để người ta chứng minh thu nhập nào đó không minh bạch. Một tiến sĩ kinh tế nhận xét rằng, Nghị quyết 02 cần được khởi động mạnh mẽ, nhưng không nên cho là Nghị quyết này sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Theo ông, Nhà nước chỉ cần tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động. Thị trường bất động sản nên để nó tự phát triển theo quy luật thị trường có sự cạnh tranh. Nhà nước không nên can thiệp quá sâu, ngay cả khi có hàng nghìn doanh nghiệp “ra đi” cũng là chuyện bình thường.

Dòng tiền bền vững và lành mạnh nhất từ thu nhập và tiết kiệm của người dân chưa bao giờ được coi là dòng tiền đủ khả năng chi trả cho bất động sản. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người dân có nhu cầu nhà ở thực luôn canh cánh. Vì vậy, vấn đề lớn nhất là phải xác định được ai là người thu nhập thấp, tài sản có bao nhiêu. Họ sống ở đâu, có điều kiện để vay hay không, hỗ trợ họ như thế nào? Tức là phải chọn đúng người để cứu bất động sản.

Bài viết được trích dẫn nguyên văn từ nguồn tham khảo (nếu có). Vui lòng Liên hệ với chúng tôi để báo cáo sai sót.

ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ - BẤT ĐỘNG SẢN - MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Copyright © 2013 nhaban.vn | Email: info@nhaban.vn | ĐT: (028)71068910
Số đăng ký nhãn hiệu: 236786, 248513

Công ty cổ phần tập đoàn MGROUP

Tầng 19 khu A, Indochina Park Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Mai Nam Chương

Quý vị đang theo dõi bài viết về dự án


Liên hệ với đại lý tư vấn dự án để được cập nhật thông tin mới nhất