Sở Tài chính TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn (ngày 13-3) về việc quản lý khoản hỗ trợ đóng góp tự nguyện từ các dự án nhà ở quy mô nhỏ thí điểm thực hiện tại quận 2 và quận Bình Tân.
Đây là những dự án nhỏ, không thể trực tiếp xây dựng đồng bộ hạ tầng xã hội.
Theo hướng dẫn, toàn bộ số tiền vận động hỗ trợ tài chính tự nguyện để đầu tư xây dựng công trình giáo dục, y tế trên địa bàn quận 2 và quận Bình Tân phải nộp vào ngân sách Nhà nước và được quản lý tại kho bạc Nhà nước cùng cấp. Nguồn kinh phí này phải được công khai tại các kỳ họp thường niên của quận, niêm yết tại trụ sở UBND quận, các phương tiện báo chí...
Sở Tài chính lưu ý nguyên tắc vận động hỗ trợ là tự nguyện, công khai và đúng đối tượng. Đơn giá đất ở để tính là theo bảng giá đất do TP công bố hằng năm, được giảm trừ nếu không tiếp giáp mặt đường. Nếu gặp khó khăn trong việc xác định bảng giá đất tại thời điểm giao đất, UBND quận được thỏa thuận với chủ đầu tư về mức đóng góp. Hướng dẫn này không áp dụng hồi tố với những dự án mà trước đó các quận đã ký thỏa thuận với chủ đầu tư về huy động hỗ trợ tài chính.
Cả nước đã cấp được 34,5 triệu GCN với diện tích 19,6 triệu ha, đạt 81% diện tích cần cấp. Trong các địa phương thì TP Hồ Chí Minh và Hà Nội có số lượng đất, nhà ở chưa cấp GCN nhiều nhất.
Doanh nghiệp bán căn hộ nằm trong các dự án thương mại bị ế để làm quỹ nhà tái định cư được hưởng lợi nhuận 10%. Để quá trình mua bán nhanh hơn, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước nên để doanh nghiệp được tự thỏa thuận.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ), Chính phủ đã ra Chỉ thị 1474/CT-TTg yêu cầu các địa phương chấn chỉnh công tác này.
Số lượng đất, nhà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các địa phương trên cả nước còn rất lớn. Đơn cử, TP Hồ Chí Minh còn hơn 300.000 thửa đất, căn hộ đang chờ được cấp “sổ đỏ”. Do đó, Bộ TN-MT và các địa phương đang lo công tác này sẽ không thể về đích như Quốc hội yêu cầu.
Số lượng đất, nhà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các địa phương trên cả nước còn rất lớn. Đơn cử, TP Hồ Chí Minh còn hơn 300.000 thửa đất, căn hộ đang chờ được cấp “sổ đỏ”. Do đó, Bộ TN-MT và các địa phương đang lo công tác này sẽ không thể về đích như Quốc hội yêu cầu.
Để đảm bảo cân đối cung cầu, Bộ Xây dựng cho biết, sắp tới Bộ sẽ cắt giảm từ 30 - 40% số dự án bất động sản. Theo đó, một tổ công tác có nhiệm vụ rà soát thu hồi và tạm dừng các dự án bất động sản trên cả nước sẽ được thành lập.
Hà Nội đang dẫn đầu cả nước với số lượng tồn đọng sổ đỏ lên tới gần 170.000 thửa đất và 500.000 căn hộ. Đây cũng là địa phương được đánh giá có tình trạng cán bộ nhũng nhiễu nhiều nhất để vụ lợi.
Ngày 25-3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Văn Khôi đã ký quyết định thành lập tổ công tác triển khai các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.