Phát triển Nhà ở xã hội ở Việt Nam: “Loay hoay” tìm cơ chế

20/03/2014 10:18:31 Lượt xem: 14
Vấn đề nhà ở xã hội giành cho người thu nhập thấp luôn dành được nhiều sự quan tâm của người dân. Tuy nhiên, nguồn cung phân khúc thị trường này luôn bị thiếu hụt trong khi nhà ở cấp cao lại thừa. Làm thế nào để tạo lập quỹ nhà giá rẻ, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người lao động luôn là mối băn khoăn của các nhà làm chính sách. Chính vì vậy, Hội thảo Nhà ở xã hội tại Việt Nam – bài học từ kinh nghiệm quốc tế do Ngân hàng thế giới phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện vừa diễn ra sáng 13/3 tại Hà Nội đã tập trung bàn luận về vấn đề này.

Cần 432 nghìn căn cho đến 2020
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trình Đình Dũng cho biết, trong những năm vừa qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Việt Nam luôn quan tâm tới lĩnh vực nhà ở, ban hành nhiều chính sách, quy phạm pháp luật, xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình phát triển về nhà ở xã hội dành cho người nghèo và các đối tượng có thu nhập thấp. Đặc biệt, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đề ra nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu, điều kiện của các đối tượng thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân, sinh viên…
Chiến lược nêu rõ, Chính phủ khuyến khích phát triển nhà ở thương mại theo cơ chế , nhà chung cư tại khu vực đô. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho 08 nhóm đối tượng có thu nhập thấp gặp khó khăn về nhà ở cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Nằm trong Chiến lược này, thời gian qua, Chính phủ đã và đang hỗ trợ về nhà ở cho 500.000 hộ nghèo khu vực nông thôn, 60.000 hộ khu vực thường xuyên bão lũ miền Trung và hỗ trợ cho 71.000 hộ có công với cách mạng.
nha o xa hoi
Tuy nhiên, bà Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng, hiện lĩnh vực nhà ở xã hội ở Việt Nam vẫn gặp những thách thức, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhất là, ở các khu vực đô thị thì phân khúc thị trường nhà ở cấp cao bị thừa cung và thiếu cung ở phân khúc nhà ở giá rẻ.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, hiện chúng ta đang có 11,28 triệu m2 nhà ở xã hội tương đương 282.000 căn. Nhu cầu nhà ở xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2013 – 2015 sẽ phải tăng thêm 2,64 triệu m2, tương đương với 66.000 căn. Giai đoạn 2016 – 2020 con số này lên tới 84 nghìn căn tương đương 3,36 triệu m2 và từ nay đến năm 2020 là khoảng 432 nghìn căn tương đương khoảng 17,28 triệu m2.
Để đẩy nhanh việc phát triển nhà ở xã hội, ông Hà cho biết, Bộ Xây dựng hiện đang triển khai sửa đổi Luật Nhà ở trong đó bổ xung nhiều nội dung mới khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc này, cụ thể như: bổ sung quy định Ngân hàng phải dành 3% dư nợ để cho vay đối với nhà ở xã hội (hiện các dự án này được cho vay theo gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ); quy định dành 20% qũy nhà, đất để kinh doanh cho dự án nhà ở xã hội; hỗ trợ toàn bộ vốn đầu tư hạ tầng trong dự án từ ngân sách địa phương…
Vay ưu đãi – chìa khóa “mở cửa” nhà XH
Theo Sameh Wahba, Ngân hàng thế giới, nhà ở xã hội được cấu thành bởi những yếu tố như: quy định phát triển, đất đai, tài chính phát triển, dịch vụ hạ tầng, công nghiệp xây dựng, tài chính cho người sử dụng cuối cùng… Bất kỳ mắt xích trong chuỗi yếu tố này yếu kém đều dẫn đến việc khó phát triển nhà ở xã hội. Kinh nghiệm ở các nước làm tốt việc phát triển nhà ở xã hội là Nhà nước đưa ra được các khoản hỗ trợ tài chính cho người sử dụng cuối cùng; cung cấp được cho khoảng 50% cho những người có thu nhập thấp nhất các khoản tín dụng ưu đãi để thuê, mua nhà ở và quan trọng nhất là, tăng cường khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp và người dân tham gia phát triển nhà ở xã hội.
Một cách giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội đáng để học tập đã được các nhà chính sách giới thiệu tại Hội thảo nhà ở Việt Nam bài học từ kinh nghiệm quốc  vừa diễn ra sáng 12/3 là mô hình từ đất nước Braxin. Với số dân 191 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa cao dẫn đến việc thiếu hụt khoảng 7 triệu căn nhà, tương đương 15 – 20% tổng số lượng nhà ở tại nước này trong năm 2007.
Để giải quyết vấn đề này, Braxin đã đưa vào Chương trình phát triển nhà ở xã hội tập hợp các chính sách giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và giải quyết thiếu hụt nhà ở. Theo đó, Chính phủ đã hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và khuyến khích họ đưa con đến trường, dạy nghề và đào tạo tại chỗ. Khi đã có việc làm và thu nhập ổn định, Nhà nước sẽ hỗ trợ các khoản vay ưu đãi đến 90% giá trị căn hộ.
Tuy nhiên, sau đó Braxin cũng phải đối mặt với thất bại trong việc phát triển nhà ở xã hội tại các khu vực xa trung tâm.. Để giải quyết vấn đề này, Baraxin đã sử dụng phương pháp, thay vì căn nhà ở một dự án cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ tài chính để người dân tìm kiếm căn nhà phù hợp. Người dân sẽ tự lựa chọn chỗ ở sao cho phù hợp với nơi làm việc, cũng như khả năng gia tăng thu nhập. Khi đó, các Ngân hàng thương mại cũng được hưởng lợi với việc người dân có động lực trong việc vay tiền mua nhà.
Giang Trường
Bài viết được trích dẫn nguyên văn từ nguồn tham khảo (nếu có). Vui lòng Liên hệ với chúng tôi để báo cáo sai sót.
Từ khóa:

ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ - BẤT ĐỘNG SẢN - MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Copyright © 2013 nhaban.vn | Email: info@nhaban.vn | ĐT: (028)71068910
Số đăng ký nhãn hiệu: 236786, 248513

Công ty cổ phần tập đoàn MGROUP

Tầng 19 khu A, Indochina Park Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Mai Nam Chương

Quý vị đang theo dõi bài viết về dự án


Liên hệ với đại lý tư vấn dự án để được cập nhật thông tin mới nhất