Ngày 15.4, Bộ Xây dựng đã công bố dự thảo Thông tư Quy định chế độ báo cáo về tình hình triển khai dự án bất động sản (BĐS) và tình hình giao dịch BĐS.
Theo đó, vào các ngày 25 hằng tháng, các sàn giao dịch BĐS phải báo cáo về tình hình giao dịch mua bán đối với nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở (kể cả mua bán nhà hình thành trong tương lai) về Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố và Bộ Xây dựng. Các giao dịch cho thuê nhà ở, mặt bằng kinh doanh, văn phòng cho thuê, cho thuê đất mặt bằng sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp... cũng phải báo cáo.
Các sàn giao dịch bất động sản phải báo cáo hằng tháng về tình hình giao dịch.
Trong trường hợp các sàn giao dịch BĐS không báo cáo theo quy định, Bộ Xây dựng sẽ có công văn gửi đơn vị đồng thời gửi Sở Xây dựng yêu cầu Sở đôn đốc, kiểm tra và công khai đăng tải thông tin về vi phạm trên website của Bộ Xây dựng, website mạng các sàn giao dịch BĐS VN. Nếu vi phạm lần thứ hai sẽ bị đình chỉ hoạt động. Việc báo cáo bắt đầu từ quý 3/2013.
Tại Hà Nội, ngoài 3 dự án đã được chấp thuận chuyển đổi sang nhà ở xã hội, còn 15 dự án đang xét duyệt hồ sơ. Cùng với đó là hiện tượng rầm rộ đăng ký thuê mua và mua nhà ở xã hội. Điều này đặt ra một vấn đề, liệu chính sách đã bắt kịp thị trường?
Ngày 15/4, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã chính thức công khai trên trang web của Sở này thông tin về 855 chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, định giá bất động sản đã được Sở cấp mới và cấp lại (tính đến ngày 8/4/2013).
Ngày 15-4, tại cuộc họp xử lý dự án chậm triển khai trên địa bàn TP.HCM, đại diện Tổ công tác của TP kết luận sẽ thu hồi 20 ha và kiến nghị thu hồi 18 ha thuộc dự án khu nhà ở Thới An, phường Thới An, quận 12, TP.HCM. Dự án có tổng quy mô 38 ha, đã “treo” 12 năm nay.
Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đang là chủ đề nóng được dư luận xã hội rất quan tâm; trong đó vấn đề được người dân quan tâm nhiều nhất hiện nay là những giải pháp để giải cứu thị trường bất động sản đang ngày một chìm lắng và gói tín dụng 30.000 tỷ đồng Chính phủ vừa đưa ra liệu có phải là “cứu cánh” cho thị trường này.
Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đang là chủ đề nóng được dư luận xã hội rất quan tâm; trong đó vấn đề được người dân quan tâm nhiều nhất hiện nay là những giải pháp để giải cứu thị trường bất động sản đang ngày một chìm lắng và gói tín dụng 30.000 tỷ đồng Chính phủ vừa đưa ra liệu có phải là “cứu cánh” cho thị trường này.
Trong chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” ngày 14/4, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã giải đáp những vấn đề liên quan định hướng hỗ trợ thị trường bất động sản. Theo ông Trịnh Đình Dũng, thị trường bất động sản khó khăn sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác mà nó còn làm giảm thu nhập của người lao động, ảnh hưởng việc giải quyết lao động.
Sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế Hà Nội vừa thống nhất đề nghị của TP Hà Nội ra quyết định thu bổ sung 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất đối với giai đoạn 2 dự án Ciputra.