Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 có quy định bắt buộc chủ đầu tư dự án bất động sản phải thực hiện thực hiện bảo lãnh dự án bởi một ngân hàng thương mại trước khi bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Với quy định này thì ngân hàng sẽ là đơn vị đứng ra thực hiện các nghĩa vụ tài chính nếu có rủi ro khi dự án không hoàn thành hoặc chủ đầu tư không thể giao nhà. Đây là một định chế mới có tại Việt Nam với mục tiêu bảo vệ quyền lợi người mua hoạc thuê mua. Luật định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2015 tới đây, liệu nó sẽ có tác động thế nào đến thị trường và tâm lý người mua. Và liệu các ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản có đối mặt với những thách thức nào khi thực hiện quy định này không ?
Bộ luật kinh doanh BĐS đã thông qua 2 điều luật mới
Ngày 25/11/2014 vừa qua quốc hội đã thông qua luật nhà ở và luật kinh doanh BĐS, việc thông qua 2 điều luật này có thể coi là một bước đột phá quan trọng về mặt luật định vì những điều này đã được các bên hữu quan chờ đợi từ bấy lâu nay nhằm cho pháp lý được minh bạch đáp ứng nhu cầu thay đổi về thị trường BĐS Việt Nam. Hai bộ luật này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2015 và dự kiến sẽ có những tác động tích cực vào thị trường BĐS, theo quy định này thi doanh nghiệp có thể bán căn hộ hoặc nhà ở để hình thành trong tương lai chỉ khi có bảo lãnh của các định chế về tài chính, do đó các doanh nghiệp này không thể bàn giao nhà theo đúng tiến độ như đã thỏa thuận trong hợp đồng bán thì người mua có thể yêu cầu bên bảo lãnh trả lại khoản tiền mà họ đã thanh toán cho doanh nghiệp. Việc bảo lãnh này sẽ giúp cho thị trường BĐS phát triển một cách minh bạch bền vững hơn và sẽ giúp tránh được những viễn cảnh mà doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính để có thể tiếp tục dự án của mình và dẫn đến việc phải ngừng xây dựng hoặc họ đã lợi dụng tiền của khách hàng để làm những việc khác.
Các doanh nghiệp chỉ có thể bắt đầu xây dựng và tiếp thị các dự án của mình khi họ có bảo lãnh theo yêu cầu của pháp luật, việc bảo lãnh này đồng thời cũng có tác dụng thanh lọc thị trường các doanh nghiệp không đủ khả năng và năng lực về tài chính thì cũng sẽ tự đào thải khỏi cuộc chơi. Tuy nhiên điều này sẽ làm phát sinh thêm chi phí trong cơ cấu giá thành tăng mà người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu, quy định này buộc các doanh nghiệp phải tính toán và quản lý một cách có hệ thống và chặt chẽ hơn trước đồng thời tăng trách nhiệm và uy tín của mình trên thị trườn. Trong những năm gần đây khi hiện tượng một số chủ đầu tư dự án phá sản và phủi tay trách nhiệm đối với người mua làm cho người múa điêu đứng và chính phủ cũng đã phải can thiệp, đối với những doanh nghiệp lớn thì năng lực tài chính dồi dào thì quy định này có lẽ không quá khó khăn đối với họ. Tuy nhiên lại là một thách thức khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn không có nhiều vốn, nhưng người hưởng lợi lại chính là người mua vì những quy định này bảo vệ tuyệt đối, không để xảy ra rủi ro người tiêu dùng khi mua BĐS hình thành trong tương lai.
Luật sẽ giúp cho người mua nhà và chủ đầu tư được an toàn hơn
Đối với các ngân hàng thì ngoài việc thực hiện việc bảo lãnh thì họ còn có vai trò rất lớn trong việc giám sát chặt chẽ các dự án để bảo lãnh, đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro. Tuy nhiên khi nhìn theo hướng tích cực thì đây cũng chính là một có hội rất tốt cho ngân hàng cung cấp các sản phẩm thể chấp cho khách hàng tiềm năng ở giai đoạn đầu tiên, là ngân hàng bảo lãnh dự án do đó họ hiểu rất rõ về dự án của mình và điều này họ sẽ linh hoạt tăng giá với mức độ cho vay. Hiện chưa rõ quy định về số tiền bảo lãnh là bao nhiêu, ta có thể giả sử là 100 triệu đồng số tiền bảo lãnh cho dự án thì không doanh nghiệp nào thực hiện được, còn nếu số tiền chỉ vài phần trăm cho dự án thì không ngân hàng nào dám bảo lãnh hoặc nếu có bảo lãnh thì phí cũng sẽ rất cao. Nếu chủ đầu tư có đủ tiền đưa vào ngân hàng để ngân hàng bảo lãnh thì chủ đầu tư cũng sẽ xây xong nhà để bán luôn chứ cũng không cần bán nhà hình thành trong tương lại, còn nếu như số tiền bảo lãnh không phải là 100% thì có lẽ không có ngân hàng nào mặc cả.
Vinhomes golden