Cầu nối Bình Dương và Tây Ninh trị giá 370 tỷ được khởi công

29/03/2021 15:07:07 Lượt xem: 77

Đây là một trong những công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020- 2025. ​

Dự Lễ khởi công, có ông Nguyễn Minh Triết, Nguyên Chủ tịch nước; lãnh đạo tỉnh Bình Dương có ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.

Lãnh đạo huyện Dầu Tiếng có ông Nguyễn Phương Linh, Chủ tịch UBND huyện; ông Nguyễn Công Danh, Phó Chủ tịch HĐND; ông Trần Quang Tuyên, Phó Chủ tịch UBND huyện; ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện; cùng lãnh đạo các ban, ngành huyện.

Dự án là công trình giao thông cấp 2, có chiều dài 800,39m; phần đường dẫn phía tỉnh Bình Dương dài 377,7m; phần đường dẫn phía tỉnh Tây Ninh dài 92,2m. Dự án có tổng mức đầu tư gần 370 tỉ đồng. Dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư - Xây dựng tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư. Phần cầu được bê tông cốt thép dự ứng lực, tuổi thọ thiết kế 100 năm. Phần đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h. Dự án được thực hiện từ năm 2020 đến năm 2024 do chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh.

giai phong mat bang thi cong

Dự án đường và cầu kết nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh được sự thống nhất hợp tác của 02 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh nhằm hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ liên vùng giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh nói riêng, bảo đảm giao thông đường bộ liên tục nối liền mạng lưới giao thông, tạo thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân 02 tỉnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội của 02 địa phương, đặc biệt là nhà đất tại Huyện Dầu Tiếng.

Dầu Tiếng là một huyện phía bắc của tỉnh Bình Dương, cách trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương khoảng 50 km. Phía bắc giáp huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước), Phía Đông và Đông Nam giáp thị xã Bến Cát (tỉnh Bình Dương), phía Tây Bắc và Tây Nam giáp huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh), phía Nam giáp huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh).Diện tích tự nhiên 721,95 km2 và dân số trên 123.879 người (năm 2018); mật độ dân số thưa hơn các huyện khác trong tỉnh: 171 người/km2, trong đó người dân sống tại đô thị chiếm 20,6% và sống ở vùng nông thôn chiếm 79,4%. Đơn vị hành chính: 11 xã, 01 thị trấn với 89 ấp, khu phố. Huyện lỵ là thị trấn Dầu Tiếng tọa lạc ở vị trí 11020’ kinh độ đông và 106020’ vĩ độ bắc.

Theo một số thư tịch ở miền Nam (trước năm 1975) thì tên gọi “Dầu Tiếng” đã có từ trước khi thực dân Pháp đặt chân tới vùng đất này. Từ thế kỷ XVII, XVIII, nơi đây còn là rừng nguyên sinh trải dài trên vùng đất xám do hai con sông Sài Gòn ở phía tây và sông Thị Tính ở phía đông bồi đắp tạo thành hình chữ V ôm lấy vùng đất Dầu Tiếng từ ba mặt. Bên bờ sông Sài Gòn, khu vực Cầu Tàu bây giờ, thuở ấy có một cây cầu dầu lớn (ba, bốn người ôm không xuể) đổ xuống, thân nằm vắt ngang dòng sông, làm thành một chiếc cầu tự nhiên. Cây dầu với độ lớn và vị trí của nó đã thành danh do người dân sinh sống nơi đây và những người qua lại làm ăn gọi mãi thành quen. Từ đó, nhân dân lấy tên cây “dầu” có “tiếng” này để gọi tên vùng đất huyện “Dầu Tiếng” ngày nay.

Đất đai huyện Dầu Tiếng chủ yếu là đất xám nâu và đất xám phù hợp trồng các loại cây công nghiệp như cao su, điều và cây công nghiệp ngắn ngày. Địa hình gò đồi nhấp nhô, lượn thoải dần về phía Nam. Phía Bắc có dãy Núi Cậu, tổ hợp của 02 ngọn Núi Ông và Tha La. Nằm trong khu vực nhiệt đới vùng Đông Nam Bộ, Dầu Tiếng có chung đặc điểm là nắng nóng và mưa nhiều. Tuy nhiên, khí hậu ở đây tương đối ôn hòa, ít thiên tai, bão lụt.

Sông ngòi ở Dầu Tiếng có 02 con sông (Sài Gòn và Thị Tính). Sông Sài Gòn chảy qua Dầu Tiếng ở phía Tây và Tây Nam với khoảng chiều dài 50km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Dầu Tiếng với Tây Ninh, giữa Dầu Tiếng với Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) và sau đó đổ vào sông Đồng Nai ở Tân Thuận Đông. (Trong kháng chiến chống Mỹ, sông Sài Gòn trở thành “sông gạo và máu” của cán bộ, chiến sĩ ta. Nơi ghi dấu biết bao chiến công cùng sự hy sinh anh dũng của bộ đội và nhân dân trong vận chuyển lương thực-vũ khí cho cho kháng chiến). Sông Thị Tính nằm ở phía Đông huyện Dầu Tiếng, bắt nguồn từ Căm Xe chảy qua Bến Cát rồi đổ vào sông Sài Gòn ở Cầu Ông Cộ. Hai dòng sông trên cung cấp nguồn nước, mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở một số xã và điều tiết khí hậu cho địa phương. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hàng chục con suối cùng với một số hồ nước khá lớn như: hồ Cần Nôm, hồ Dầu Tiếng. Đặc biệt hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất của Nước ta và Đông Nam Á, với diện tích mặt nước 2.560 ha, dung tích chứa trên 1,5 tỷ m³ nước; hồ đã cung cấp nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, mang lợi nhiều lợi ích phát triển kinh tế không chỉ cho huyện Dầu Tiếng mà còn nhiều địa phương khác (tỉnh Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An).

Cập nhật 29/3/2021:
Vị trí của cầu và đường dẫn hiện tại, theo google maps.

(theo baobinhduong)

Bài viết được trích dẫn nguyên văn từ nguồn tham khảo (nếu có). Vui lòng Liên hệ với chúng tôi để báo cáo sai sót.
Tin tức mới nhất cùng khu vực:
Giao dịch nhà đất mới nhất cùng khu vực:

ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ - BẤT ĐỘNG SẢN - MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Copyright © 2013 nhaban.vn | Email: info@nhaban.vn | ĐT: (028)71068910
Số đăng ký nhãn hiệu: 236786, 248513

Công ty cổ phần tập đoàn MGROUP

Tầng 19 khu A, Indochina Park Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Mai Nam Chương

Quý vị đang theo dõi bài viết về dự án


Liên hệ với đại lý tư vấn dự án để được cập nhật thông tin mới nhất