Mở rộng tỉnh lộ ĐT753 và cầu Mã Đà, trục xương sống đô thị tỉnh Bình Phước

20/03/2021 16:25:39 Lượt xem: 604

Theo như quy hoạch của tỉnh Bình Phước, mở rộng ĐT.753 và tái lập cầu Mã Đà được xem là dự án chiến lược trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, bởi đây là cây cầu duy nhất nối liền 2 tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, thông qua đường DT 753 thuộc Bình Phước và DT 761 của Đồng Nai.

Đối với các kiến nghị của tỉnh, Thủ tướng thống nhất cao việc giao cho Bình Phước chủ trì để triển khai các tuyến cao tốc kết nối theo hình thức PPP. Chính phủ sẽ phân bổ vốn hỗ trợ trong biên độ 2021-2025. Đối với tuyến đường sắt xuyên Á, giai đoạn 1 từ cảng Cái Mép đi Chơn Thành, Thủ tướng giao Bộ Giao thông - Vận tải bổ sung đưa vào quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia càng sớm càng tốt.

tỉnh bình phước

Nhấn mạnh đến vai trò của dự án nâng cấp mở rộng tuyến ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà kết nối với sân bay Quốc tế Long Thành, Thủ tướng đồng ý chủ trương theo đề xuất của tỉnh Bình Phước để tạo liên kết vùng và đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất phương án, báo cáo Thủ tướng trong tháng 3-2021. 

Xét về yếu tố kinh tế vĩ mô, cầu Mã Đà là con đường ngắn nhất kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, đây là tuyến đường gần nhất để Bình Phước tiếp cận quốc lộ 20, đặc biệt quốc lộ 1A – con đường xương sống, huyết mạch nối liền kinh tế 2 miền Nam Bắc.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Phước đã hoàn tất giai đoạn đầu của dự án với việc xây dựng hệ thống đường kết nối với quy mô 29km đường, bắt đầu từ ngã ba Cây Điệp (TP Đồng Xoài) đến sông Mã Đà (DT753). Hạng mục xây dựng cầu Mã Đà được quy hoạch rộng lên đến 11m, dài hơn 90m bằng bê tông cốt thép kiên cố.

Được biết, đường tỉnh 753 (ĐT 753, Tỉnh lộ 753) là tuyến có điểm đầu giao ĐT.741 tại trung tâm thị xã Đồng Xoài, đi theo hướng Tây Bắc-Đông Nam qua huyện Đồng Phú kết thúc tại Sông Mã Đà và phía bên kia là đường huyện ĐH.Bà Hào-Rang Rang của tỉnh Đồng Nai (căn cứ Chiến khu D). Tuyến dài 30 km, mặt đường cấp phối sỏi đỏ 9m, nền 12m. Mật độ dân cư hai bên tuyến khá đông nên lưu lượng xe máy trên tuyến tương đối cao. Trên tuyến có cầu Số 3, cầu Cứ, cầu Rạt có kết cấu bê tông cốt thép.

Cầu Mã Đà đã từng làm “tốn nhiều giấy mực” bởi có vị trí chiến lược khi được kỳ vọng sẽ giúp các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước rút ngắn khoảng cách tới quốc lộ 1, sân bay Long Thành và các cảng nước sâu tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên cầu nối vào khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia Cát Tiên nên tỉnh Đồng Nai lo ngại việc làm cầu Mã Đà nối thẳng vào tuyến đường đi xuyên qua khu bảo tồn sẽ có nguy cơ phá rừng và đe dọa nơi cư trú của các loài động vật quý hiếm.

vị trí Cầu Mã Đà nối Bình Phước và Đồng Nai

Theo Sở GTVT Bình Phước, vị trí đề xuất xây dựng cầu Mã Đà trước đây vốn dĩ đã có cầu cũ nhưng do chiến tranh nên cầu bị đánh sập.

Cầu mới được quy hoạch rộng 11m, dài hơn 90m, bằng bêtông cốt thép kiên cố.

Hiện Bình Phước đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn để làm cầu Mã Đà nhưng do không nhận được sự đồng thuận của Đồng Nai nên nguồn vốn này vẫn đang bị “treo”.

Để tháo gỡ, trong một cuộc họp gần đây nhất, đại diện Sở GTVT Đồng Nai cho rằng theo quy hoạch kết nối giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương… sẽ được kết nối qua dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

Bình Phước là tỉnh miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, với vị trí địa chiến lược rất quan trọng, là cầu nối giữa khu vực miền Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên và nước bạn Campuchia thông qua hệ thống quốc lộ 13, quốc lộ 14 và các tuyến tỉnh lộ đã được đầu tư rất thuận tiện. Bình Phước cũng có điều kiện giao thông thuận lợi để di chuyển đến sân bay Tân Sơn Nhất và các cảng nước sâu như cảng Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải... Những năm gần đây, kính tế của tỉnh phát triển nhanh chóng, đặc biệt sau khi thị xã Đồng Xoài được chuyển mình thành Thành phố Đồng Xoài

Theo Báo Bình Phước Online

Cập nhật 25/1/2021.

Hiện nay, nhà đầu tư có thể liên hệ với Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Phòng tài nguyên môi trường các huyện của Tỉnh Bình Phước để tìm hiểu thông tin về các dự án.

Ví dụ, thông tin về quy hoạch bất động sản tại Chơn Thành Bình Phước:

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Chơn Thành được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1606/QĐ-UBND ngày 16/7/2020 (xem chi tiết tại đây).
Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Chơn Thành được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1766/QĐ-UBND ngày 03/8/2020 (xem chi tiết tại đây).

Ngoài ra, UBND tỉnh đã có văn bản số 2731/UBND-KT ngày 07/8/2020 phân bổ bổ sung chỉ tiêu đất công nghiệp và đất ở cho huyện. Chủ tịch UBND huyện đã giao phòng Tài nguyên và Môi trường khẩn trương phối hợp với đơn vị tư vấn để hoàn chỉnh hồ sơ, tham mưu UBND huyện trình HĐND huyện (tại kỳ họp bất thường dự kiến diễn ra trong tháng 8/2020) về điều chỉnh Nghị quyết về việc thông qua Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Chơn Thành theo đúng các chỉ tiêu được UBND tỉnh phân bổ bổ sung; đồng thời, khẩn trương lập hồ sơ điều chỉnh các chỉ tiêu được giao trong Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Chơn Thành đã được phê duyệt, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh điều chỉnh theo quy định và thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu được tỉnh phân bổ.

Cập nhật 28/01/2021.

Cũng trong buổi làm việc với tỉnh Bình Phước, mới đây TT có kết luận về định hướng phát triển cho tỉnh này, trong đó nhấn mạnh cần phát triển hướng đến thành một trong những địa phương tiên phong phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nhanh chóng xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, gắn với quy hoạch vùng Đông Nam bộ và liên kết phát triển với các tỉnh, thành phố trong khu vực.

Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, đảm bảo đồng bộ, ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông kết nối liên vùng có ý nghĩa chiến lược và mang tính đột phá, tăng tính thanh khoản của giao dịch mua bán nhà đất tại Bình Phước. Trong đó, xây dựng chương trình hành động cụ thể để triển khai 10 dự án trọng điểm đã xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI.

Cập nhật 20/3/2021:

Dự án sân bay Long Thành đã chính thức được khởi công. Để kéo dài hiệu quả của dự án này, các tỉnh thành khu vực phía Nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ, đang đề xuất thực hiện nhiều tuyến đường nhằm đón đầu, kết nối với sân bay. Tỉnh Bình Phước đã kiến nghị xây dựng cầu Mã Đà - nối giữa đường ĐT753 (Bình Phước) và đường ĐT761 (tỉnh Đồng Nai) - có thể xem là một đề xuất táo bạo. Vị trí đề xuất trước đây từng có một cây cầu nhưng đã bị đánh sập trong thời kỳ chiến tranh (hiện vẫn còn mố cầu). Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Phước, nếu có cầu Mã Đà, khoảng cách từ trung tâm của Bình Phước về sân bay Long Thành sẽ rút ngắn khoảng 60km, từ đó tạo thuận lợi về giao thông không chỉ cho tỉnh mà các tỉnh Tây Nguyên cũng thêm thuận lợi.

Cập nhật 20/3/2022: UBND Bình Phước đã kiến nghị Chính phủ xem xét đồng ý việc xây cầu Mã Đà với tổng thể quy hoạch giao thông vùng đi qua tỉnh này trong buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Trong buổi làm việc với Bình Phước hôm nay, Thủ tướng đã nghe lãnh đạo tỉnh này báo cáo về hướng tuyến dự án đường bộ từ TP Đồng Xoài qua Đồng Nai, kết nối với các công trình hạ tầng giao thông chiến lược tại khu vực Đông Nam Bộ như tuyến Vành đai 4 TP HCM, cảng Cái Mép - Thị Vải, sân bay Long Thành...

Sau khi thị sát khu vực sông Mã Đà nằm giữa Bình Phước và Đồng Nai, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần quy hoạch, triển khai các dự án ngắn nhất có thể, hiệu quả nhất, giải phóng mặt bằng ít nhất, ít ảnh hưởng tiêu cực nhất. Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương làm việc với UBND các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai và các cơ quan liên quan để thống nhất phương án đầu tư nâng cấp tuyến đường ĐT 753 và xây cầu Mã Đà.

Chỉ vài ngày sau khi có kiến nghị xây cầu Mã Đà kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, hàng trăm 'cò' đất và giới đầu cơ ồ ạt kéo về các xã Tân Hưng, Tân Lợi thuộc huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước mồi chài mua bán đất, phân lô bán nền.

Theo ghi nhận, đoạn từ cầu Cứ (xã Tân Hưng) đến ngã ba Thạch Màng (xã Tân Lợi) dài khoảng 10km có hàng chục điểm bán đất mọc lên dọc hai bên đường. 

Nhiều mảnh đất nông nghiệp vừa mới được sang phẳng, cắm cọc phân thành các lô nhỏ. Tuyến đường vốn yên ắng bỗng chốc nhộn nhịp bất thường.

Trong đó, khu vực ngã ba Thạch Màng dễ dàng nhìn thấy hàng chục "cò" đất và nhà môi giới tụ tập thành từng nhóm. "Hôm trước đất ở đây chỉ hơn 100 triệu một mét ngang, nhưng hôm nay giá đất đã tăng gần gấp ba, lên gần 300 triệu một mét ngang" - một người dân nói.

Qua tìm hiểu, phần lớn đất được rao bán là đất nông nghiệp phân thành các lô nhỏ dài từ 50 - 100m, rộng từ 5 - 25m và chưa có thổ cư. "Cò" đất tên Thái rao bán lô đất nông nghiệp dài 90m, rộng 10m trên mặt đường ĐT753 với giá 2,7 tỉ đồng dù chưa có thổ cư. Thái khẳng định có thể tách thửa, giao sổ cho khách sau 40 - 45 ngày và sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, còn chi phí thì khách tự chịu.

Cập nhật 10/4/2022: Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới

Sau khi tỉnh Bình Phước có ý kiến làm cầu Mã Đà nối vào tuyến quốc lộ 13C đã quy hoạch, tỉnh Đồng Nai đã họp bàn và yêu cầu có giải pháp để bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai vì đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Cụ thể, tập thể thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai đã kết luận giao cho Ban cán sự Đảng UBND tỉnh rà soát, xin ý kiến các bộ ngành để điều chỉnh hướng tuyến quốc lộ 13C đoạn qua Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai nhìn từ trên cao - Ảnh: NGỌC KHẢI

Theo đó nghiên cứu giải pháp tối ưu với việc điều chỉnh hướng tuyến nhằm đảm bảo kết nối giao thông giữa các địa phương và "hạn chế tối đa việc đi qua phạm vi quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, đảm bảo công tác bảo vệ rừng".

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, hiện phương án tuyến quốc lộ 13C theo quy hoạch được duyệt mà Bình Phước vừa kiến nghị kết nối là 'không phù hợp với định hướng của tỉnh’.

Vì vậy, tỉnh đang giao cho các sở ngành hoàn thiện phương án nắn chỉnh hướng tuyến của tuyến quốc lộ 13 không đi qua khu bảo tồn để đề xuất thường trực Tỉnh ủy trước khi kiến nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Cập nhật 12/5/2022:

Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Viện chiến lược) đã có báo cáo Bộ GTVT và đề xuất chọn phương án kết nối Đồng Nai và Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên qua đường Vành đai 4.

Theo Viện Chiến lược, sau cuộc họp lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương liên quan, trên cơ sở phân tích, so sánh các phương án, Viện Chiến lược kiến nghị lựa chọn phương án không làm đường đi xuyên vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Đồng Nai (Khu bảo tồn).

Cập nhật 24/5/2022:

Ngày 24-5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng vừa ký có văn bản gửi Bộ GTVT về nội dung tham gia ý kiến phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai.

Qua xem xét hồ sơ và các cơ quan tham mưu, UBND tỉnh Đồng Nai nhận thấy việc xây dựng cầu Mã Đà và tuyến giao thông qua vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển Thế Giới sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng, các loài động vật quý hiếm, hệ sinh thái tự nhiên, phá vỡ cảnh quan, không phù hợp với chủ trương xuyên suốt về bảo vệ rừng của tỉnh Đồng Nai.

Phương án này ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Đây là tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn có hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng miền Đông Nam bộ, có hệ sinh thái rừng đa dạng và nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

Bài viết được trích dẫn nguyên văn từ nguồn tham khảo (nếu có). Vui lòng Liên hệ với chúng tôi để báo cáo sai sót.
Từ khóa:
Giao dịch nhà đất mới nhất cùng khu vực:

ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ - BẤT ĐỘNG SẢN - MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Copyright © 2013 nhaban.vn | Email: info@nhaban.vn | ĐT: (028)71068910
Số đăng ký nhãn hiệu: 236786, 248513

Công ty cổ phần tập đoàn MGROUP
Tầng 19 khu A, Indochina Park Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM
Chịu trách nhiệm nội dung: ông Mai Nam Chương

(Website đang vận hành thử nghiệm để hoàn thiện giấy phép hoạt động)

Quý vị đang theo dõi bài viết về dự án


Liên hệ với đại lý tư vấn dự án để được cập nhật thông tin mới nhất