Cuối năm 2007, “siêu” dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ Saigon Sunbay (dự án Sunbay) có tổng diện tích hơn 600ha, vốn đầu tư trên 1,5 tỉ USD nằm dọc đường 30.4 (xã Long Hòa, Cần Giờ, Tp.HCM) được khởi công. Đến nay (2013) dự án này vẫn chỉ là một bãi đất bỏ hoang...
Xây tường... chặn khách
Sau gần 5 năm bỏ hoang, khu đất dự án hoang phế, nhếch nhác, khiến người dân địa phương rất bất bình. Đầu năm 2013 chủ đầu tư cho xây một bức tường gạch cao 2m chạy dọc suốt bãi biển 30.4, dài hơn 600m. Bức tường dựng lên đã che chắn mặt tiền của biển, gây mất mỹ quan và tầm nhìn của người dân khu vực.
Khách du lịch đến Cần Giờ không còn được nhìn thấy biển nên “một đi không trở lại”. Các điểm kinh doanh dịch vụ du lịch (KDDVDL) trong khu vực phải đóng cửa, ngừng hoạt động. Nhiều người dân địa phương vốn sống dựa vào biển bỗng dưng mất nguồn mưu sinh.
Chị Nguyễn Thị Phượng (chủ cơ sở KDDVDL Hồng Hoang tại đường 30.4) cho hay: “Cơ sở của nhà tôi đã hoạt động được hơn 10 năm, trước kia ngày thường có từ 50 – 70 khách/ngày, chủ nhật, thứ bảy đông hơn. Từ khi có bức tường kiên cố của dự án Sunbay họa hoằn mới đón được một du khách. Kinh doanh thua lỗ tôi đành phải cho toàn bộ hơn 20 nhân viên nghỉ việc từ đầu tháng 6 rồi”.
Nhiều hộ KDDVDL khác như: Phi Lao, Sinh Thái, Võ Nguyên, Hồng Quang... và nhiều người dân khu vực đường 30.4 quá bức xúc đã làm đơn tập thể gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND TPHCM, huyện Cần Giờ và các cơ quan truyền thông kiến nghị các cơ quan chức năng nên xem xét lại năng lực của chủ đầu tư, đồng thời cử đơn vị giám sát chặt chẽ và quy định thời gian thi công công trình dự án Sunbay đúng với tiến độ quy định và sớm phá bỏ bức tường chắn biển, khôi phục lại hiện trạng bờ biển như ban đầu để người dân được an tâm làm ăn, sinh sống.
Đổ lỗi lòng vòng
Khi được hỏi về cách giải quyết trước những bức xúc của người dân, ông Nguyễn Đình Thái - TGĐ Cty CP du lịch Cần Giờ - chủ đầu tư dự án tâm sự: “Dự án Sunbay là một dự án lớn của thành phố. Theo đúng kế hoạch giai đoạn một (khoảng 15,5ha) của dự án sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2015.
Tuy nhiên, trong thời gian thi công nhà thầu Đại Phú Gia và đơn vị liên doanh với họ có vấn đề về năng lực nên chúng tôi buộc phải cắt hợp đồng. Hiện, chúng tôi đang xúc tiến chọn nhà thầu mới, giữa tháng 8.2013 sẽ có kết quả và triển khai tiếp dự án.
 |
Cơ sở KD Hồng Hoang không bóng du khách.
|
Về bức tường bêtông gây ảnh hưởng đến đời sống, công ăn việc làm của người dân, ông Thái cho rằng: “Để đảm bảo an toàn lao động trong khi thi công công trình, người dân và đặc biệt là du khách lúc đầu chúng tôi chỉ rào hàng rào bằng lưới B40.
Sau đó, khi bơm cát phần 15,5ha giai đoạn I của dự án, chúng tôi có cho che thêm lưới chắn cát cho đỡ bụi. Tuy nhiên, lúc này hàng rào B40 liên tục bị một số người phá hoại cắt và mang đi.
Để đảm bảo an toàn trong thi công dự án, chúng tôi đã xin ý kiến của huyện Cần Giờ và được phép xây bức tường gạch thay cho lưới B40.
Để người dân xuống biển chơi được an toàn, chúng tôi đang cho xây dựng hai bậc tam cấp rộng 10m/cái, cách công trường dự án khoảng 100m về phía trái”.
(Theo NDHMoney)
Cập nhật 24/2/2021:
Như vậy là sau rất nhiều năm, dự án lại được tái khởi động.
Mới đây, Tp.HCM đã ban hành 4 quyết định duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ - Phân khu A, B, C, D, E tổng diện tích hơn 2.800ha.
- Phân khu A, quy mô khoảng 771,05ha: khu vui chơi, giải trí (công viên chuyên đề, sân golf…), du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu ở (nhà ở liên kế, biệt thự, chung cư), thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn.
- Phân khu B, quy mô 586,88 ha: khu ở, khu du lịch nghĩ dưỡng, khu công trình dịch vụ - công cộng đô thị (y tế, giáo dục, trụ sở cơ quan hành chính, thương mại dịch vụ, văn phòng…)
- Phân khu C, quy mô 303,47 ha: khu trung tâm tài chính, kinh tế, thương mại dịch vụ, văn phòng và bến cảng, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu đô thị hiện đại gồm các khu ở (nhà ở liên kế, biệt thự, nhà ở cao tầng)
- Phân khu D, E quy mô 1.208,60 ha: khu trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng cao cấp, đô thị hiện đại gồm các khu ở (nhà ở liên kế, biệt thự)
Một góc Khu đô thị lấn biển Cần Giờ
Được biết, hồi năm 2004, UBND thành phố quyết định giao Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ làm chủ đầu tư Dự án Lấn biển và Khu đô thị Cần Giờ. Đến năm 2007, chủ đầu tư khởi động dự án trên diện tích 600 ha theo quyết định giao đất nhưng dự án bị đình trệ do
chủ đầu tư không đủ tiềm lực tài chính.
Đến giữa năm 2015, thành phố đồng ý cho một tập đoàn tư nhân tham gia làm đối tác chiến lược để dự án được tiếp tục thực hiện. Do tổng vốn đầu tư dự án lớn hơn 5.000 tỷ đồng và có hạng mục xây dựng, kinh doanh sân golf nên thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư thuộc Thủ tướng.
Phác họa tổng thể dự án:

dự án đô thị lấn biển cần giờ
Sau khi công bố quy hoạch khu đô thị lấn biển Cần Giờ, bản điều chỉnh quy hoạch được thông qua, mọi công việc chuẩn bị và triển khai dự án cũng được xúc tiến. Cụ thế quy hoạch khu đô thị này như sau:
- Tên dự án: dự án là khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ ban đầu có tên: “Hệ thống công trình lấn biển và khu đô thị du lịch biển Cần Giờ”, sau đó điều chỉnh thành: “Đầu tư mở rộng dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ”
- Dự án sở hữu số vốn đầu tư 217.054 tỷ đồng. Trong đó, 32.558 tỷ đồng tương đương 15% tổng vốn đầu tư là vốn chủ sở hữu. Còn vốn vay thương mại là 184.496 tỷ đồng tương đương 85% tổng số vốn đầu tư
- Diện tích dự án: ban đầu phê duyệt 600ha sau đó được điều chỉnh thành 2.870ha (Việc mở rộng dự án được thực hiện theo chủ trương của chính phủ tại quyết định số 826/QĐ-TTg ngày 12//6/2020. Download văn bản tại đây: https://cdn.thesaigontimes.vn/Uploads/Articles/304663/ea774_can-gio.pdf).
- Mục tiêu của dự án: xây dựng khu đô thị lấn biển Cần Giờ trở thành khu đô thị du lịch lấn biển, du lịch nghỉ dưỡng, nơi diễn ra các hội nghị, hội thảo quan trọng. Biến Cần Giờ thành đô thị thông minh, hiện đại, dịch vụ công nghệ cao với rất nhiều tiện ích tuyệt vời khác
- Về tổ chức thực hiện: dự án trọng điểm này được giao cho Công ty cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ làm chủ đầu tư. Thủ tướng chính phủ sẽ trực tiếp chỉ đạo chủ đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ và đảm bảo an toàn, an ninh tại khu vực này. Đặc biệt dự án thực thi phải đảm bảo bảo vệ tốt môi trường tự nhiên nơi đây, tuân thủ đúng quy định của pháp luật
- UBND thành phố Hồ Chí Minh sẽ chịu trách nhiemj chính trong việc quy hoạch toàn diện dự án. Việc giao đất, thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất đúng quy định của pháp luật, không làm thất thu ngân sách nhà nước, Đặc biệt, quy trình giao đất cho chủ đầu tư tuân thủ đúng văn bản pháp luật
Sáng 30-3, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với UBND TP.HCM cùng các sở ngành tổ chức hội thảo “TP.HCM – tầm nhìn kinh tế biển kết nối chuỗi đô thị quốc tế”.
Phát biểu mở đầu hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết phát triển về hướng biển là mong muốn và ý chí của các thế hệ lãnh đạo và người dân TP. Do vậy, xác định hướng chiến lược để TP có kinh tế biển và chuỗi đô thị biển phát triển, kết nối với quốc tế và khu vực đã trở thành nhu cầu cấp thiết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.
Theo ông Hoan, việc chuyển hóa không gian kinh tế biển vùng Cần Giờ theo định hướng bảo tồn giá trị môi trường sinh thái, nhân văn. Đồng thời, phát huy hiệu quả và bền vững tiềm năng và động lực phát triển, liên kết vùng, từng bước liên kết khu vực và quốc tế là bước đột phá của TP và vùng TP.HCM trong hành trình hướng ra biển.
Cập nhật 25/6/2021:
Tại Đại hội đồng cổ đông Thường niên tổ chức vào sáng 25/6/2021, chủ tịch HDQT Vinhomes cho biết, siêu dự án Vinhomes Cần Giờ (tên có thể là Vinhomes Long Beach Cần Giờ) và Hạ Long Xanh (Vinhomes Green Hạ Long tại Quảng Yên diện tích gần 3.000ha) đang được doanh nghiệp triển khai các thủ tục tiếp theo, kế hoạch là dự kiến trong vòng 2 năm tới sẽ triển khai.