Quy hoạch 4 sân bay mới tại Việt Nam đến 2030

11/04/2021 09:02:53 Lượt xem: 147

Dự thảo quy hoạch Cảng hàng không toàn quốc cho thấy, đến 2030 sẽ có thêm 4 sân bay là Long Thành - Tỉnh Đồng Nai, Phan Thiết - Tỉnh Bình Thuận, Sapa - Tỉnh Lào Cai và Quảng Trị - Tỉnh Quảng Trị.

Cảng hàng không Sa Pa Tỉnh Lào Cai được xây dựng trên diện tích 371 ha là sân bay dân dụng cấp 4C và sân bay quân sự cấp II với 1 đường cất hạ cánh, hệ thống đường giao thông kết nối với tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai quy mô 2 làn xe.

UBND tỉnh Lào Cai dự kiến thời gian thực hiện Dự án là 50 năm, trong đó thời gian xây dựng là 4 năm, thời gian thu phí hoàn vốn, tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư là 46 năm.

Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không Sa Pa được đưa vào khai thác có cấp 4C và công suất 3 triệu khách/năm.

Dự án sân bay quốc tế Long Thành tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về hướng Đông. Giai đoạn 1 của dự án này được dự kiến sẽ khánh thành năm 2025. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn tất các giai đoạn (gồm 3 giai đoạn), đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.

Sân bay long thành

Sân bay Quảng Trị dự kiến xây dựng ở xã Gio Quang, huyện Gio Linh, cách tỉnh lỵ Đông Hà 7 km về phía bắc, cách thành phố Huế khoảng 73 km về phía bắc. Tổng diện tích đất là 290 héc ta. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt quy hoạch sân bay này. Tổng mức đầu tư dự kiến 374,787 tỷ đồng. Thời gian khai thác sân bay này dự kiến từ năm 2015 với lượng khách dự tính khoảng 10.000 lượt mỗi năm. Sân bay này cách Sân bay Đồng Hới khoảng 93 km về phía nam theo tuyến quốc lộ 1A, cách Sân bay quốc tế Phú Bài khoảng 88 km về phía bắc theo tuyến quốc lộ 1A. Sân bay Quảng Trị giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản gửi Thủ tướng và các cơ quan liên quan đề nghị xem xét, chấp thuận chủ trương xây Cảng hàng không Quảng Trị theo hình thức đối tác công tư (PPP). Được biết, hiện đã có nhiều nhà đầu tư như Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC... 

Ngày 10.4, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết tỉnh này vừa có buổi làm việc chính thức với Công ty cổ phần Tập đoàn T&T về các dự án mà công ty này dự kiến đầu tư tại Quảng Trị, với sự có mặt của ông Đỗ Quang Hiển vào chiều 9.4.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu tổng thể quy hoạch sân bay gắn liền với các trục giao thông chính của tỉnh. Quy hoạch Cảng hàng không Quảng Trị theo xu hướng trở thành cảng hàng không của vùng. Đồng thời, ông Hưng cũng đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành để sớm hoàn thiện đồ án Cảng hàng không Quảng Trị và các thủ tục liên quan khác nhằm khởi công dự án vào đầu tháng 9.2021.

 

Sân bay Phan Thiết

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và tỉnh Bình Thuận đã công bố quy hoạch sân bay Phan Thiết. Vị trí mới xây dựng sân bay thuộc địa bàn xã Thiện Nghiệp (thành phố Phan Thiết). Quá trình xây dựng sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ xây dựng trên diện tích 360 héc ta, với một đường cất hạ cánh dài 2.400 mét. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng một khu nhà ga hành khách có diện tích khoảng 5.000 mét vuông, công suất tối đa 300 hành khách/giờ cao điểm (tương đương 500.000 hành khách/năm) và lượng hàng hóa đạt 10.000 tấn/năm. Sân bay này sẽ được dùng chung cho cả dân sự và quân sự, có chức năng phục vụ bay hàng không chung, bay phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn. Việc quy hoạch xây dựng sân bay Phan Thiết nhằm đẩy mạnh việc phát triển kinh tế của tỉnh Bình Thuận, đặc biệt là việc phát triển du lịch biển.

Ngày 5/3/2021, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do thượng tướng Trần Đơn làm trưởng đoàn đến thị sát, làm việc với UBND Bình Thuận về các vấn đề liên quan đến dự án sân bay Phan Thiết. Thủ tục đầu tư phần quân sự dự án sân bay Phan Thiết đến nay cơ bản hoàn chỉnh và chuyển Thủ tướng phê duyệt. Nếu không có gì trở ngại, cuối tháng 3/2021 sẽ triển khai thi công.

Nguồn Tổng hợp

Cập nhật 27.01.2021:

Ngày 26-1, Bộ Giao thông vận tải có quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Quảng Trị giai đoạn đến năm 2030. Cảng hàng không Quảng Trị được quy hoạch xây dựng tại xã Gio Quang và xã Gio Mai, huyện Gio Linh.

Phối cảnh Cảng hàng không Quảng Trị.

Ảnh: Phối cảnh Cảng hàng không Quảng Trị.

Dự kiến tổng vốn đầu tư Cảng hàng không Quảng Trị khoảng 8.000 tỷ đồng. Hiện, Tập đoàn T&T được UBND tỉnh Quảng Trị cho chủ trương khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Quảng Trị để làm căn cứ cho UBND tỉnh trình các bộ liên quan và Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức PPP. Tỉnh Quảng Trị quyết tâm khởi công dự án này trong năm 2021.

Quy hoạch giao thông gồm đường trục vào cảng mỗi bên rộng ba làn xe chạy, có giải phân cách giữa. Bố trí trạm thu phí tại vị trí thích hợp để bảo đảm quản lý, khai thác xe ra vào cảng hàng không. Ngoài ra còn có cầu cạn, đường nội bộ, đường công vụ. Hệ thống sân đỗ ô-tô được xây dựng phía trước nhà ga hành khách có khả năng mở rộng đồng bộ với việc mở rộng nhà ga hành khách. Các công trình phụ trợ cảng hàng không gồm nhà điều hành Cảng hàng không, nhà làm việc của Cảng vụ hàng không, văn phòng các cơ quan Nhà nước, khu văn phòng làm việc các hãng hàng không.

Cập nhật 1/3/2021:
Mặc dù theo quy hoạch đến 2030, chính phủ chưa có chủ trương thành lập sân bay mới tại tỉnh Bình Phước nhưng gần đây đã rộ lên nhiều thông tin về việc tỉnh Bình Phương cho phép khảo sát lập sân bay Téc-níc tại Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Cụ thể, UBND tỉnh muốn xin chính phủ giao cho địa phương quản lý để mở rộng thành sân bay có kết hợp dân sự với quy mô 400 - 500ha. Việc này làm dấy lên phòng trào thu gom đất nông lập nhiệp tại địa phương, khu vực lân cận thuộc sân bay Téc-níc cũ làm mất trật tự tại địa phương.

Thực tế, nhiều người dân địa phương tại đây cho biết tình hình mua bán đất trong những ngày qua rất náo loạn, người mua đất bị bỏ cọc liên tục do có khách khác sẵn sàng trả giá cao hơn và đặt cọc với số tiền lớn hơn. Chính quyền huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước cho biết đến nay, dự án sân bay Téc Ních vẫn chưa được triển khai và mới chỉ dừng lại ở bước khảo sát để làm quy hoạch. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng chỉ đạo trực tiếp trong buổi giao ban, đưa lực lượng xuống các xã Tân Lợi và An Khương để vận động bà con, đồng bào không bán đất, tránh thiệt hại về kinh tế. UBND huyện Hớn Quản cũng lưu ý sẽ kiên quyết không công nhận, cập nhật các tuyến đường tự mở để phân lô bán nền trái quy hoạch.

 

6/3/2021:

Theo ý kiến của Cục HKVN, việc bổ sung sân bay vào quy hoạch là cần thiết, nhưng quy hoạch cảng hàng không, sân bay cần bảo đảm sự đồng bộ của mạng sân bay trong phạm vi cả nước và tính toán theo thời kỳ quy hoạch cụ thể, đáp ứng nhu cầu vận chuyển. Cần hết sức cẩn trọng, tính toán kỹ lưỡng, có tầm nhìn xa, rộng và thấu đáo về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, để “liệu cơm, gắp mắm”, tránh những hệ lụy tiêu cực từ cách đầu tư phát triển kinh tế theo kiểu “hội chứng”, phong trào.

Trong định hướng đến năm 2050, cả nước có 30 sân bay, bao gồm: 15 sân bay quốc tế, 15 sân bay nội địa, trong đó sân bay thứ 2 cho Vùng Thủ đô sẽ được nghiên cứu vị trí khi có nhu cầu, dự kiến vào năm 2040.

Cập nhật 12/5/2021:

Cục Hàng không Việt Nam vừa qua đã hoàn thành báo cáo thẩm định Quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gửi Bộ Giao thông vận tải và Hội đồng Thẩm định quy hoạch.

Trong giai đoạn 2021 – 2030, giữ nguyên quy hoạch của 28 sân bay bao gồm 14 sân bay quốc tế và 14 sân bay nội địa. Trong đó, 14 sân bay quốc tế là Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP.HCM), Long Thành (Đồng Nai), Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Bi (Hải Phòng), Thọ Xuân (Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An), Phú Bài (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng, Chu Lai (Quảng Nam), Cam Ranh (Khánh Hòa), Liên Khương (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang).

14 sân bay nội địa là Lai Châu (chưa xây dựng), Điện Biên, Sa Pa (Lào Cai, chưa xây dựng), Nà Sản (Sơn La, tạm dừng khai thác), Đồng Hới (Quảng Bình), Quảng Trị (chưa xây dựng), Phù Cát (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên), Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết (Bình Thuận, đang triển khai xây dựng), Rạch Giá (Kiên Giang), Cà Mau, Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cập nhật 21/6/2021:

Ngày 21/6, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho hay cơ quan này đã hoàn thành và trình Chính phủ dự thảo quy hoạch cảng hàng không toàn quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo đó, đến năm 2030, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 28 sân bay trong quy hoạch, gồm 14 cảng quốc tế là Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Cần Thơ, Phú Quốc và Liên Khương. 14 sân bay quốc nội gồm Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Quảng Trị, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Đồng Hới, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu, khảo sát và báo cáo Thủ tướng quyết định việc bổ sung quy hoạch sân bay tại các đảo Lý Sơn, Phú Quý...

Về lý do giữ nguyên quy hoạch 28 sân bay, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho hay một sân bay mới muốn được đưa vào quy hoạch phải dựa trên cơ sở dự báo nhu cầu của 5 loại hình vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải, hàng không và điều kiện tự nhiên, hiệu quả kinh tế, kinh nghiệm quốc tế.

Cập nhật 21/10/2021:

Ngày 21-10, Thủ tướng đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng cảng hàng không Sa Pa, Lào Cai theo phương thức đối tác công - tư (PPP) với tổng mức đầu tư hơn 6.948 tỉ đồng.

Giai đoạn 1 (thực hiện từ năm 2021): sân bay Sa Pa được xây dựng đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C (theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và là sân bay quân sự cấp II, công suất 1,5 triệu hành khách/năm.

Giai đoạn 2 (hoàn thiện, thực hiện sau năm 2028): hoàn thành các hạng mục của dự án để sân bay đạt công suất 3 triệu khách/năm.

Cập nhật 25/3/2022:

Nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt ra những mục tiêu năm 2030, tầm nhìn 2050 với những khát vọng lớn lao về giấc mơ Quảng Trị. Những giấc mơ không hề bất khả thi. 

Với tư duy mới “Quảng Trị phát triển, doanh nghiệp phát triển”, tỉnh đã có những kết quả tốt đẹp trong thời gian ngắn. Đó là sự ủng hộ của Chính phủ về việc xây dựng Quảng Trị thành trung tâm năng lượng miền Trung; Thủ tướng có quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng sân bay Quảng Trị theo phương thức đối tác công - tư. Đó là hàng loạt dự án lớn được khởi công, hoàn thiện với những nhà đầu tư tên tuổi trong, ngoài nước. Nhưng rõ ràng nhất là năm 2021 dù dịch bệnh Covid-19 bủa vây, Quảng Trị đã thu ngân sách kỷ lục (hơn 5.500 tỉ đồng), đạt hơn 180% dự toán T.Ư.

Đó có lẽ là trái ngọt đầu mùa của Quảng Trị trong hành trình vun đắp giấc mơ của chính mình của năm 2030, tầm nhìn 2050.

Bài viết được trích dẫn nguyên văn từ nguồn tham khảo (nếu có). Vui lòng Liên hệ với chúng tôi để báo cáo sai sót.
Từ khóa:
Tin tức mới nhất cùng khu vực:
Giao dịch nhà đất mới nhất cùng khu vực:

ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ - BẤT ĐỘNG SẢN - MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Copyright © 2013 nhaban.vn | Email: info@nhaban.vn | ĐT: (028)71068910
Số đăng ký nhãn hiệu: 236786, 248513

Công ty cổ phần tập đoàn MGROUP

Tầng 19 khu A, Indochina Park Tower, 4 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Mai Nam Chương

Quý vị đang theo dõi bài viết về dự án


Liên hệ với đại lý tư vấn dự án để được cập nhật thông tin mới nhất